Liên hệ hotline:

0902.28.20.20 / 0978.70.68.39

[giaban]Giá: liên hệ[/giaban]
[tomtat]Biến tần Delta VFD-M 0.75kW 220V
Biến tần Delta cho băng tải, máy đóng gói, ...
Hàng mới 100%
Tình trạng: có sẵn
Số lượng : liên hệ
[/tomtat]
[hinhanh]

Biến tần Delta nguồn 1P 220Vac VFD007M21A chuyên dụng cho băng tải, máy khuấy trộn.
Biến tần Delta VFD075M21A
[/hinhanh]
[mota]

Đặc điểm chung biến tần Delta VFD-M

  • Series VFD-M tích hợp khả năng điều khiển Sensorless Vector với thiết kế nhỏ gọn, rất lý tưởng cho các ứng dụng cần mã lực vừa và nhỏ. VFD-M khi hoạt động gây tiếng ồn cực thấp, và bao gồm một số công nghệ tiên tiến để giảm nhiễu.

Thông số kỹ thuật VFD007M21A

  • Công suất 0.75kW - 750W, nguồn cấp 1 Phase 220VAC.
  • Tần số ngõ ra 0.1 ~ 400 Hz.
  • Điều chỉnh V/f đường cong và điều khiển vector.
  • Tần số sóng mang lên đến 15 kHz.
  • Tự động tăng Auto mô-men xoắn và bù trượt.
  • Tích hợp điều khiển phản hồi PID.
  • Tích hợp truyền thông MODBUS RS485, tốc độ truyền lên đến 38400 bps.
  • Chức năng giữ tốc độ 0.
  • Tích hợp chức năng Sleep và revival. Tự động dừng và phục hồi hoạt động.
  • Hỗ trợ mô-đun truyền thông (DN-02, LN-01, PD-01).

Ứng dụng:

  • Băng tải máy đóng gói; máy đóng bánh bao; máy chạy bộ; quạt điều khiển nhiệt độ / độ ẩm cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản; máy trộn để chế biến thực phẩm; máy nghiền; máy khoan; máy tiện thủy lực kích thước nhỏ; thang máy; thiết bị sơn; máy xay xát kích thước nhỏ; cánh tay robot của máy phun (kẹp); máy gỗ (hai mặt planer làm đồ gỗ); máy uốn, ...
[/mota]
[tailieu]
Link tài tài liệu hướng dẫn cài đặt biến tần Delta VFD-M tiếng Anh : VFD-M Manual file PDF
Tài liệu tiếng Việt hướng dẫn sử dụng và lắp đặt biến tần VFD007M21A liên hệ email: quynhnb.autovinaco@gmail.com [/tailieu]

[giaban]Giá: liên hệ[/giaban]
[tomtat]Bộ điều khiển lập trình PLC Delta DVP10SX11T
PLC Delta nhỏ gọn tích hợp ngõ vào ra tín hiệu analog.
Hàng mới 100%
Tình trạng: có sẵn
Số lượng : liên hệ
[/tomtat]
[hinhanh]

PLC Delta DVP10SX11T tích hợp analog điều khiển biến tần ổn định áp suất nước
PLC Delta DVP10SX11T / DVP10SX11R
[/hinhanh]
[mota]
Thông số kỹ thuật:
  • MPU points: DVP10SX11T được thiết kế với 4 ngõ vào Digital, 2 ngõ ra Digital phát xung điều khiển Servo, 2 ngõ vào analog có thể nhận tín hiệu từ cảm biến áp suất 4~20mA hoặc tín hiệu từ các bộ chuyển đổi 0~10VDC, 2 ngõ ra analog có thể điều khiển biến tần.
  • Max. I/O points: 230.
  • Bộ nhớ chương trình: 8k steps
  • COM port: Tích hợp 01 cổng RS-232 và 01 cổng RS-485 ports. Tương thích với giao thức Modbus ASCII và Modbus RTU.
  • Tích hợp tới 8 bộ đếm xung tốc độ cao: High-Speed Counters . Trong đó 2 cổng 100kHz, 6 cổng 10kHz có hỗ trợ chế độ đếm U/D, U/D Dir, A/B.
  • Lệnh điều khiển chuyển động mới : Close loop control, alignment mark, shield, immediate variable speed, S-Curve acceleration/deceleration.
  • High-Speed Pulse Output: Hỗ trợ 02 cổng phát xung tốc độ cao Y0 lên đến 50kHz và Y1 10kHz.
  • Tích hợp bộ đếm tốc độ cao, có thể đếm xung encoder :
  • Thông số bộ đếm xung tốc độ cao của PLC Delta DVP10SX11T và DVP10SX11R
    Thông số bộ đếm tốc độ cao DVP10SX11T
  • Tích hợp chức năng ngõ vào / ra analog ( Bộ chuyển đổi tín hiệu analog AD và DA ) : 
  • Cấu hình, độ phân giải tín hiệu analog của PLC Delta DVP10SX11T / DVP10SX11R
    Bảng thông số cấu hình tín hiệu analog PLC Delta DVP10SX11T / DVP10SX11R
Ứng dụng :
  • Hệ thống điều khiển PID ổn định nhiệt độ, độ ẩm.
  • Hệ thống điều khiển 02 biến tần ổn định áp suất nước.
  • Hệ thống điều khiển đồng tốc 02 động cơ.
  • Hệ thống PLC điều khiển phát xung cho Drive động cơ Servo.
  • Chức năng liên kết mạng truyền thông PLC EASY LINK của hãng Delta.

[/mota]
[tailieu]
Liên hệ email : quynhnb.autovinaco@gmail.com
Hoặc tải theo link :
Hướng dẫn đấu nối, lắp đặt PLC Delta DVP-SX Series
[/tailieu]

[giaban]Giá: liên hệ[/giaban]
[tomtat]Bộ điều khiển lập trình PLC Delta DVP32ES200T
PLC Delta điều khiển phát xung Servo, 16 ngõ vào 24VDC, 16 ngõ ra Transistor.
Hàng mới 100%
Tình trạng: có sẵn
Số lượng : liên hệ
 [/tomtat]
[hinhanh]

Bộ điều khiển lập trình PLC Delta DVP32ES200T / DVP32ES200R
Bộ điều khiển lập trình PLC Delta DVP32ES200T
[/hinhanh]
[mota]
Thông số kỹ thuật:
  • MPU points: DVP16ES2 / DVP20ES2 /DVP24ES2 /DVP32ES2/ DVP40ES2 /DVP60ES2.
  • Max. I/O points: 256 đầu vào + 16 đầu ra, hoặc 256 đầu ra + 16 đầu vào.
  • Bộ nhớ chương trình: 16k steps
  • COM port: Tích hợp 01 cổng RS-232 và 02 cổng RS-485 ports. Tất cả đều có thể hoạt động độc lập, chế độ Master/Slave.
  • Tích hợp tới 8 bộ đếm xung tốc độ cao: High-Speed Counters . Trong đó 2 cổng 100kHz, 6 cổng 10kHz có hỗ trợ chế độ đếm U/D, U/D Dir, A/B.
  • Lệnh điều khiển chuyển động mới : Close loop control, alignment mark, shield, immediate variable speed, S-Curve acceleration/deceleration.
  • High-Speed Pulse Output: Hỗ trợ 02 cổng phát xung tốc độ cao (Y0, Y2) lên đến 100kHz và 02 cổng phát xung tốc độ cao (Y1, Y3) 10kHz. Các ngõ ra có thể hoạt động độc lập nhau.
  • Mật khẩu bảo vệ: Mật khẩu cho chương trình con, ID người dùng, giới hạn số lần nhập mật khẩu.
  • DVP-ES2 series được nâng cấp tốc độ xử lý lệnh, nhanh hơn so với DVP-ES series:
  • So sánh tốc độ xử lý lệnh và khả năng xử lý số liệu của PLC Delta DVP-ES và PLC Delta DVP-ES2
    Bảng so sánh CPU DVP-ES và DVP-ES2
Ứng dụng :
  • Hệ thống HVAC, máy đúc nhôm, máy ép nhựa, hệ thống cần xử lý nhiều số liệu, máy đóng gói, máy dệt chính xác, ...
[/mota]
[tailieu]
Liên hệ email : quynhnb.autovinaco@gmail.com
[/tailieu]

[giaban]Giá: miễn phí[/giaban]
[tomtat]Tổng quan về " HMI ".
Thế nào là HMI - Human Machine Interface ?
Thế nào là màn hình giao diện HMI ? [/tomtat]
[hinhanh]

Cung cấp màn hình cảm ứng HMI Delta 7 inch, bán phụ kiện sửa chữa màn hình HMI Delta, cung cấp phần mềm lập trình HMI Delta DOP-B07S410
Màn hình HMI Delta DOP-B07S410
[/hinhanh]
[mota]
Màn hình cảm ứng HMI là một thiết bị trong nhóm HMI - Human Machine Interface dùng để giao tiếp tương tác giữa con người và máy móc. Chúng ta sẽ tìm hiểu một bài viết có trên Internet về Human Machine Interface :
Màn hình giao diện cảm ứng HMI Samkoon 7 inch
Một loại màn hình giao diện cảm ứng HMI của hãng Samkoon
Màn hình giao diện cảm ứng HMI Delta 7 inch loại có phím bấm
Một loại màn hình giao diện cảm ứng HMI của hãng Delta

I. Human Machine Interface HMI là gì ?

1. Cơ bản về " HMI - Human Machine Interface" :
  • HMI là từ viết tắt của Human-Machine-Interface, có nghĩa là giao diện người - máy , hiểu đơn giản là một thiết bị giao tiếp giữa người điều hành thiết kế với máy móc thiết bị.
  • Nói một cách chính xác, bất cứ cách nào mà con người “giao diện” với một máy móc thì đó là một HMI. Cảm ứng trên lò viba là một HMI, hệ thống số điều khiển trên máy giặt, bảng hướng dẫn lựa chọn phần mềm hoạt động từ xa trên TV đều là HMI,… Bộ truyền và cảm biến trước kia đều không có HMI, nhiều thiết bị trong số đó thậm chí không có cả một HMI đơn giản như một hiển thị đơn thuần. Rất nhiều trong số đó không có hiển thị, chỉ với một tín hiệu đầu ra. Một số có một HMI thô sơ: một hiển thị ASC II đơn hoặc hai dòng ASCII với một tập hợp các arrow cho lập trình, hoặc 10 phím nhỏ. Có rất ít các thiết bị hiện trường, cảm biến và bộ phân tích từng có bảng HMI thực sự có khả năng cung cấp hình ảnh đồ họa tốt, có cách thức nhập dữ liệu và lệnh đơn giản, dễ hiểu, đồng thời cung cấp một cửa sổ có độ phân giải cao cho quá trình.
  • HMI sử dụng toàn bộ máy tính và màn hình hiển thị thì hạn chế đối với các phòng điều khiển bởi vì mạch máy tính, màn hình và ổ đĩa dễ hỏng. Vỏ bọc được phát triển để giúp cho HMI sử dụng máy tính có thể định vị bên ngoài sàn nhà máy, nhưng rất rộng, kềnh càng và dễ hỏng do sức nóng, độ ẩm, sự rửa trôi và các sự cố khác ở sàn nhà máy. HMI máy tính trước đây cũng tiêu thụ rất nhiều điện năng. Một máy tính “desktop” thông thường trong những năm 80 của thế kỷ 20 có công suất 200 W.

2. Hỗ trợ người vận hành.

  • Khi các quá trình ở sàn nhà máy được tự động hóa nhiều hơn, người điều khiển cần có thêm nhiều thông tin về quá trình, và yêu cầu về hiển thị và điều khiển nội bộ trở nên phức tạp hơn. Một trong những đặc điểm tiến bộ trong lĩnh vực này là hiển thị dạng cảm ứng. Điều này giúp cho người điều khiển chỉ cần đơn giản ấn từng phần của hiển thị có một “nút ảo” trên thiết bị để thực hiện hoạt động hay nhận hiển thị. Nó cũng loại bỏ yêu cầu có bàn phím, chuột và gậy điều khiển, ngoại trừ công tác lập trình phức tạp ít gặp có thể được thực hiện trong quá trình rửa trôi.
  • Một ưu điểm khác nữa là hiển thị dạng tinh thể lỏng. Nó chiếm ít không gian hơn, mỏng hơn hiển thị dạng CRT, và do đó có thể được sử dụng trong những không gian nhỏ hơn. Ưu điểm lớn nhất là trong các máy tính nhúng có hình dạng nhỏ gọn giúp nó thay thế hiển thị 2 đường trên một công cụ thông thường hay trên bộ truyền với một HMI có đầy đủ tính năng.
  • Người điều khiển làm việc trong không gian rất hạn chế tại sản nhà máy. Đôi khi không có chỗ cho họ, các công cụ, phụ tùng và HMI cỡ lớn nên họ cần có HMI có thể di chuyển được.

II. Các thiết bị HMI truyền thống:

1.HMI truyền thống bao gồm: 
  • Thiết bị nhập thông tin: công tắc chuyển mạch, nút bấm… 
  • Thiết bị xuất thông tin: đèn báo, còi, đồng hồ đo, các bộ tự ghi dùng giấy. 
2. Nhược điểm của HMI truyền thống: 
  • Thông tin không đầy đủ.
  • Thông tin không chính xác.
  • Khả năng lưu trữ thông tin hạn chế.
  • Độ tin cậy và ổn định thấp.
  • Đối với hệ thống rộng và phức tạp: độ phức tạp rất cao và rất khó mở rộng.

III. Các thiết bị HMI hiện đại:

Do phát sự phát triển của Công nghệ thông tin và Công nghệ Vi điện tử, HMI ngày nay sử dụng các thiết bị tính toán mạnh mẽ.

1. HMI hiện đại chia làm 2 loại chính:
  • HMI trên nền PC và Windows/MAC: SCADA.
  • HMI trên nền các máy tính nhúng: HMI chuyên dụng.
  • Ngoài ra còn có một số loại HMI biến thể khác MobileHMI dùng Palm, PoketPC. 
2. Các ưu điểm của HMI hiện đại:
  • Tính đầy đủ kịp thời và chính xác của thông tin.
  • Tính mềm dẻo, dễ thay đổi bổ xung thông tin cần thiết.
  • Tính đơn giản của hệ thống, dễ mở rộng, dễ vận hành và sửa chữa.
  • Tính “Mở”: có khả năng kết nối mạnh, kết nối nhiều loại thiết bị và nhiều loại giao thức.
  • Khả năng lưu trữ cao.
3.Vị trí của HMI trong hệ thống tự động hoá hiện đại: 
  • Đóng vai trò là thiết bị tương tác giữa người vận hành và máy tự động.
  • Đôi khi còn sử dụng để điều khiển và thu thập dữ liệu hoặc lưu trữ và in ấn.
4. Các thành phần của HMI:
  • Phần cứng:
  • Màn hình:
  • Các phím bấm.
  • Chíps: CPU, ROM,RAM, EPROM/Flash, …
  • Phần Firmware:
  • Các đối tượng
  • Các hàm và lệnh
  • Phần mềm phát triển:
  • Các công cụ xây dựng HMI.
  • Các công cụ kết nối, nạp chương trình và gỡ rối. 
  • Các công cụ mô phỏng.
  • Truyền thông:
  • Các cổng truyền thông.
  • Các giao thức truyền thông.
5. Các thông số đặc trưng của HMI:
  • Độ lớn màn hình: quyết định thông tin cần hiển thị cùng lúc của HMI.
  • Dung lượng bộ nhớ chương trình, bộ nhớ dữ liệu, Flash dữ liệu: quyết định số lượng tối đa biến số và dung lượng lưu trữ thông tin.
  • Số lượng các phím và các phím cảm ứng trên màn hình: khả năng thao tác vận hành.
  • Chuẩn truyền thông, các giao thức hỗ trợ.
  • Số lượng các đối tượng, hàm lệnh mà HMI hỗ trợ.
  • Các cổng mở rộng: Printer, USB, CF, PCMCIA, PC100... 
6. Quy trình xây dựng hệ thống HMI: 
  • a. Lựa chọn phần cứng: 
    • Lựa chọn kích cở màn hình: trên cơ sở số lượng thông số/thông tin cảm biến hiển thị đồng thời. nhu cầu về đồ thị, đồ họa(lưu trình công nghệ...). 
    • Lựa chọn số phím cứng, số phím cảm ứng tối đa cùng sử dụng cùng lúc. 
    • Lựa chọn các cổng mở rộng nếu có nhu cầu in ấn, đọc mã vạch, kết nối các thiết bị ngoại vi khác.
    • Lựa chọn dung lượng bộ nhớ: theo số lượng thông số cần thu thập số liệu, lưu trữ dữ liệu, số lượng trang màn hình cần hiển thị.
  • b. Xây dựng giao diện:
    • Cấu hình phần cứng: chọn phần cứng, chuẩn giao thức...
    • Xây dựng các màn hình.
    • Gán các biến số (tag) cho các đối tượng.
    • Sử dụng các đối tượng đặc biệt.
    • Viết các chương trình script (tùy chọn).
    • Mô phỏng và gỡ rối chương trình.
    • Nạp thiết bị xuống HMI.
7. Các thuật ngữ và khái niệm cơ bản của HMI:
  • a. Màn hình( Screen ): 
    • Là thành phần của phần mềm ứng dụng HMI được xây dựng trên công cụ phần mềm phát triển HMI và được nạp xuống thiết bị để chạy.
    • Là nơi chứa đựng các đối tượng (Obj), các biến số (tags), các chương trình dạng ngữ cảnh (script). 
  • b. Biến số (Tags):
    • Gồm các biến số nội tại bên trong hệ điều hành thiết bị HMI, dùng để làm các biến số trung gian cho quá trình tính toán, các biến số quá trình trong các thiết bị trên mạng điều khiển: trong PLC, trong thiết bị đo lường thông minh, trong các thiết bị nhúng nà controller khác...
  • c. Kiểu biến: - Kiểu biến số (Tag type/Data type ): 
    • Bit: 0/1 (true/false).
    • Byte: 0...255.
    • Word: 2 byte = 0...65025.
    • Interger (Nguyên): -32512...+32512.
    • Long, Float, BCD.
    • String: abc.
  • d. Chương trình script:
    • Script toàn cục (global): đoạn mã chương trình Script có tác động đến toàn bộ hệ thống HMI.
    • Script đối tượng (Object script): là script chỉ tác dụng đến đối tượng đó. Thường là các đoạn mã chương trìnhviết cho các sự kiện (event) của đối tượng. Ví dụ: Script cho button, với sự kiễn “nhấn nút”.
  • e. Trend:
    • Là dạng đồ thị biểu diễn sự thay đổi của một biến(tag) theo thời gian. Có 2 loại trend chính: Trend hiện thời và trend quá khứ (history).
  • f. Cảnh báo Alarm:
    • Là một loại đối tượng để đưa ra các báo động hay thông báo sự cố cho hệ thống.
Nguồn : Internet>
[/mota]

[giaban]Giá: liên hệ[/giaban]
[tomtat]Bộ điều khiển lập trình PLC Delta DVP12SA211T
PLC Delta điều khiển Servo với độ chính xác cao, hỗ trợ nhiều tính năng mạnh mẽ.
Hàng mới 100%
Tình trạng: có sẵn
Số lượng : liên hệ
 [/tomtat]
[hinhanh]

Bộ điều khiển lập trình PLC Delta DVP12SA211T / DVP12SA211R
PLC Delta DVP12SA211T / DVP12SA211R

[/hinhanh]
[mota]
Thông số kỹ thuật:
  • Bộ điều khiển lập trình PLC Delta DVP-SA2 gồm có DVP12SA211T và DVP12SA211R.
  • MPU points: 12 (8DI + 4DO)
  • Max. I/O points: 492 (12 + 480)
  • Bộ nhớ chương trình: 16k steps
  • COM port: Tích hợp 01 cổng RS-232 & 02 cổng RS-485 ports, hỗ trợ giao thức Modbus ASCII/RTU protocol. 
  • Có khả năng kết nối mạng như một master hoặc slave. 
  • High-Speed Pulse Output: Hỗ trợ 02 cổng phát xung tốc độ cao (Y0, Y2) lên đến 100kHz và 02 cổng phát xung tốc độ cao (Y1, Y3) 10kHz. Các ngõ ra có thể hoạt động độc lập nhau. 
  • Có khả năng mở rộng thêm 8 Modules đặc biệt: DVP-SA2 có thể kết nối module analog I/O, temperature measurement, input DIP switch, PROFIBUS/DeviceNet communication modules and single-axis motion control functions. 
  • Tích hợp bộ đếm xung tốc độ cao: High-Speed Counters - có thể dùng để đọc tín hiệu xung từ Encoder trong các bài toán điều khiển chuyển động, điều khiển Servo, step motor. 
Ứng dụng :

  • Điều khiển máy in, máy nhuộm, hệ thống điều khiển giám sát kết nối mạng PLC EASY LINK của hãng Delta.

[/mota]
[tailieu]
Liên hệ email : quynhnb.autovinaco@gmail.com
[/tailieu]

[tomtat]Lập trình màn hình cảm ứng HMI Delta kết nối Modbus đồng hồ nhiệt độ DTB
Hỗ trợ cho tất cả các loại màn hình HMI Delta
Sử dụng cổng truyền thông RS485 modbus HMI Delta DOP-B Series [/tomtat]

Phần mềm DOPSoft lập trình cho màn hình cảm ứng HMI Delta DOP-B Series
Cài đặt phần mềm DOP Soft dùng cho màn hình HMI Delta
[mota]
Kính gửi quý khách hàng !
- Để thuận tiện trong lập trình điều khiển giám sát nhiệt độ từ đồng hồ nhiệt độ Delta DTA Series, DTB Series, DTE Series, DTC Series, ... , ngoài việc sử dụng lệnh truyền thông Modbus trong PLC Delta, chúng ta có thể sử dụng trực tiếp kết nối sẵn có trong thư viện của HMI Delta.
- Sau đây, bộ phận kỹ thuật Công ty TNHH Cơ Điện Auto Vina xin giới thiệu đến quý khách hàng cách lập trình và thực hiện trên HMI Delta DOP-B07S411 và đồng hồ nhiệt độ hãng Delta DTB Series DTB4848RR
I. Đồng hồ nhiệt độ DTB Series.
1. Hình ảnh đồng hồ nhiệt độ DTB Series :
Các kích thước: DTB9648, DTB4848, DTB4896, DTB9696, DTB7272
Đồng hồ nhiệt độ Delta Series DTB hãng Delta

2. Cài đặt tham số truyền thông :
- Bước 1: Cấp nguồn cho đồng hồ.
- Bước 2: Truy cập chế độ cài đặt.
Tại màn hình vận hành mặc định khi cấp nguồn, nhấn giữ phím SET


trong thời gian tối thiểu là 3 giây để đồng hồ chuyển về màn hình cài đặt.

Màn hình sẽ hiển thị:
 : Input : Cài đặt loại đầu đo nhiệt độ được sử dụng.
- Bước 3: Truy cập chế độ truyền thông:
Thực hiện nhấn nút chuyển chế độ :

Đến khi màn hình hiển thị:
 : Cài đặt cho phép hoặc không cho phép truyền thông.

Nhấn phím giảm hoặc tăng để thay đổi giá trị :

 

Chọn ON chế độ truyền thông. Màn hình sẽ hiển thị:


Sau khi thay đổi nhấn phím SET để xác nhận cài đặt.
- Bước 4: Cài đặt thông số truyền thông :
Tiếp tục nhấn phím chuyển chế độ : 

Đến khi màn hình hiển thị các thông số truyền thông :
a, Thông số cài đặt chế độ truyền thông ASCII / RTU, màn hình hiển thị :
Với ví dụ này, chúng ta chọn là ASCII.
b, Địa chỉ truyền thông của DTB, màn hình hiển thị:
Đặt địa chỉ truyền thông là 1.
c, Tốc độ truyền thông, màn hình hiển thị:
Chọn tốc độ 9600
d, Độ dài khung truyền dữ liệu :
    
Chọn độ dài = 7 bit.
e, Cài đặt bit kiểm tra chẵn lẻ:
Chọn chế độ Even ( EvEn)
f, Cài đặt bit kết thúc dữ liệu :
Chọn bằng 1 bit.
3. Địa chỉ thanh ghi trong đồng hồ nhiệt độ DTB Series:
- Với bài toán giám sát và cài đặt, chúng ta quan tâm đến hai giá trị:
PV: Giá trị nhiệt độ thực tế đo được.
SV: Giá trị cài đặt của nhiêt độ.
Địa chỉNội dungĐơn vị
1000HPV0.1
1001HSV0.1
- Các thanh ghi khác, quý khách có thể tham khảo tài liệu hướng dẫn sử dụng.

II. Cài đặt và thiết kế giao diện trên HMI DOP-B07S411
1. Phần mềm cho DOP-B07S411:
Màn hình HMI Delta hiện tại có hai dòng chính là:
DOP-A/AS/AE Series : sử dụng phần mềm Screen Editor.
DOP-B Series : sử dụng phần mềm DOPSoft.
2. Thiết kế giao diện:
- Bước 1: Khởi động chương trình DOPSoft.
- Bước 2: Thiết kế giao diện.
a. Khởi tạo File thiết kế mới: 
Chọn File >> New
Lựa chọn loại màn hình DOP-B07S411 và chuyển sang bước tiếp theo : Next >>


b. Khởi tạo kết nối RS485 với thiết bị điều khiển của Delta, trong đó sẽ bao gồm đồng hồ nhiệt độ.
- Trong hình bên dưới, chúng ta sử dụng cổng COM2 - cổng này có tích hợp hai chế độ là RS232 và RS485 thiết lập trực tiếp trên giao diện máy tính, không cần thay đổi phẩn cứng. 
Loại thiết bị kết nối là Delta Controller ASCII.
Đặt tên cho kết nối : Link Name = DTB ( giúp dễ nhớ và ngắn gọn trong câu lệnh Macro)


- Đặt toàn bộ thông số truyền thông giống với thiết lập trên đồng hồ DTB ở mục số I.2.
Địa chỉ của thiết bị Controller là 1
Giao thức kết nối RS485
Data bits = 7
Stop bít = 1
Baud Rate = 9600
Parity = Even 


Các thông số khác chúng ta có thể để mặc định. Sau khi thiết lập xong, nhấn chọn Finish để hoàn thành việc tạo thiết kế mới. Các thiết lập đều có thể sửa lại trong quá trình tạo giao diện.
c. Tạo ô hiển thị giá trị nhiệt độ thực
- Kích chuột phải lên nền phần mềm, chọn Display >> chọn Numeric Display 

- Kích giữ chuột trái lên nền phần mềm và vẽ ô hiển thị với kích thước mong muốn. 
- Chọn vào mục nhập địa chỉ đọc dữ liệu bên cột Property >> Chọn Read Address :
Cửa sổ chọn kết nối và địa chỉ dữ liệu sẽ hiện ra:

Chọn đường link là DTB đã đặt trước đó.
Chọn loại thiết bị là Temp_Ctrl- : Tương ứng với bộ điều khiển nhiệt độ.
- Chọn địa chỉ thanh ghi kết nối dữ liệu là 1000 tương ứng với địa chỉ lưu dữ liệu nhiệt độ thực như mục số I.3 đã chỉ ra.

- Nhấn Enter để hoàn thành việc thiết lập. Tiếp theo để giá trị hiển thị tương ứng với độ phân giải 0.1°C, chọn vào mục Detail... để thiết lập phần số sau dấu phẩy.

Thiết lập tương tự trong hình. Số hiển thị sẽ có dạng 123.4
- Thay đổi Font chữ và màu hiển thị và thêm các đối tượng Text ta có kết quả :

d. Tạo ô hiển thị và cài đặt nhiệt độ đặt.
- Kích chuột phải lên nền phần mềm, chọn Input >> chọn Numeric Entry


- Kích giữ chuột trái lên nền phần mềm và vẽ ô hiển thị với kích thước mong muốn. 
- Chọn vào mục nhập địa chỉ viết dữ liệu xuống bên cột Property >> Chọn Write Address :
Cửa sổ chọn kết nối và địa chỉ dữ liệu sẽ hiện ra:

- Chọn địa chỉ thanh ghi kết nối dữ liệu là 1001 tương ứng với địa chỉ nạp giá trị nhiệt độ đặt như mục số I.3 đã chỉ ra.
- Nhấn Enter để hoàn thành việc thiết lập. Tương tự như giá trị hiển thị PV, để giá trị cài đặt tương ứng với độ phân giải 0.1°C, chọn vào mục Detail... để thiết lập phần số sau dấu phẩy.

Thiết lập tương tự trong hình và chú ý đến phần giới hạn giá trị cài đặt. Giá trị nhập liệu trên HMI sẽ nằm trong khoảng thiết lập này.
- Căn chỉnh hiển thị, màu sắc, cỡ chữ, ... chúng ta có kết quả :
- Biên dịch chương trình và mô phỏng thử trực tiếp trên PC ở chế độ offline :

Như vậy chúng ta đã xong phần thiết kế giao diện, chương trình này có thể kết nối và nạp xuống HMI thông qua cổng USB hoặc RS232.

II. Sơ đồ kết nối truyền thông từ đồng hồ nhiệt độ DTB4848RR tới HMI DOP-B07S411
1. Sơ đồ đấu nối trên DTB4848RR:
Sơ đồ trên mô tả chung cho tất cả các dòng đồng hồ nhiệt độ DTB4848
- 1 và 2 : Ngõ ra điều khiển 1.
Với loại ngõ ra R : đây là tiếp điểm thường mở của Relay bên trong đồng hồ.
Với loại ngõ ra C : đây là tín hiệu dòng điện tuyến tính 4~20mA
Với loại ngõ ra V : đây là tín hiệu xung áp ~14VDC.
- 3-4-5 : Là ngõ vào cảm biến nhiệt độ. Đồng hồ DTB có thể nhận diện hầu hết các loại cảm biến nhiệt độ PT và TC. Đặc biệt DTB có thể nhận tín hiệu Analog, tuyến tính vào chân 4 - 5 và hiển thị như một bộ hiển thị số. Tín hiệu này cũng hỗ trợ cho việc đặt can nhiệt ở xa rồi dùng bộ chuyển đổi thành tín hiệu 4~20mA đưa về đồng hồ, giảm nhiễu và suy giảm tín hiệu trên đường truyền.
- 6 : Không sử dụng.
- 7 và 8 : Ngõ ra điều khiển 2.
Có thể tuỳ chọn mã hàng ngõ ra 2 là Xung áp hoặc Relay.
- 9 và 10 : Là tín hiệu truyền thông theo chuẩn RS485.
- 11 và 12 : Là hai chân cấp nguồn xoay chiều 220V. Với đặc thù được tích hợp mạch nguồn switching , là một trong các công nghệ nguồn xung điện tử, có điện áp ngõ ra ổn định cao với một dải dao động của điện áp ngõ vào từ 100~240VAC. Trong dải điện áp này, đồng hồ hoạt động bình thường.
- 13-14-15 : Ngõ ra Alarm 1 và Alarm 2.
Chân chung : COM - 15, ALM1 -14, ALM2-15.
2. Sơ đồ đấu nối trên DOP-B07S411:
- Một màn hình HMI-Delta DOP-B07 được thiết kế sẽ có các tuỳ chọn bên dưới :

Về kết nối dữ liệu DOP-B07S411 sẽ có : 
USB, COM1, COM2 ( COM2 + COM3 ).
- Đối với HMI, ngoài cấp chân cấp nguồn 24VDC, chúng ta quan tâm chính tới các cổng kết nối.

Từ sơ đồ các Pin ở trên, chúng ta có thể tạo ra nhiều Cable kết nối truyền thông với nhiều chuẩn kết nối khác nhau.
3. Sơ đồ đấu nối truyền thông giữa DOP-B07S411 với DTB4848RR:
- Chúng ta sử dụng chuẩn truyền thông RS485.
- Lựa chọn COM2 mode 2.
- Sơ đồ nối dây truyền thông :
DTB -------------- HMI
  9              -           6          D-
 10             -           1          D+
------------------------------------------------------
Trên đây là toàn bộ phần hướng dẫn chi tiết để lập trình, kết nối truyền thông từ HMI tới đồng hồ nhiệt độ DTB của hãng Delta, mọi vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện, quý khách hàng và các bạn cần tham khảo thêm, xin vui lòng để lại comments hoặc gửi mail tới địa chỉ hòm thư trên mục liên hệ.

Bài viết cũ : Lập trình HMI Delta DOP-B07S411 kết nối đồng hồ nhiệt độ DTB4848RR
Biên soạn : © Nguyễn Bá Quỳnh
Ngày 07/06/2014

[/mota][giaban]Giá: miễn phí[/giaban]

[giaban]Giá: miễn phí[/giaban]
[tomtat]Phần mềm Scada dùng cho màn hình cảm ứng HMI Delta
Hỗ trợ cho màn hình có cổng Ethernet
Phiên bản dùng cho máy tính PC
Phiên bản dùng cho điện thoại Android[/tomtat]
[hinhanh]

Phần mềm DOP eRemote 2.00.13 dùng cho máy tính PC làm SCADA cho HMI Delta
Phần mềm DOP eRemote 2.00.13
[/hinhanh]
[mota]
1. SCADA là gì ?
Theo wikipedia - một trang bách khoa toàn thư mở thì :
  • SCADA - là cụm từ được viết tắt tiếng Anh: Supervisory Control And Data Acquisition. Hiểu theo nghĩa truyền thống là một hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu. Nhằm hỗ trợ con người trong quá trình giám sát và điều khiển từ xa.
  • Tuy nhiên, trong thực tế có một số hệ thống vẫn thường được gọi là SCADA, mặc dù những hệ thống này chỉ thực hiện duy nhất một chức năng là thu thập dữ liệu.
2. Phần mềm DOP eRemote của hãng Delta :
Có thể coi như một SCADA vì :
  • DOP eRemote hỗ trợ thu thập dữ liệu trực tiếp từ màn hình cảm ứng HMI Delta.
  • DOP eRemote hỗ trợ điều khiển song song cùng màn hình cảm ứng HMI Delta.
3. Các Model thiết bị được hỗ trợ DOP eRemote :
a. Các sản phẩm màn hình cảm ứng HMI Delta thuộc Series : DOP-AE Series
  • DOP-AE57BSTD : màn hình cảm ứng 5.7 inch Delta, FSTN LCD (16 grays)/(16 shades of blue).
  • DOP-AE57GSTD : màn hình cảm ứng HMI Delta 5.7 inch, FSTN LCD (16 grays)/(16 shades of blue).
  • DOP-AE57CSTD : màn hình cảm ứng HMI Delta 5.7 inch, STN  LCD (256 màu) 
  • DOP-AE80THTD1 : màn hình cảm ứng HMI Delta 8 inch, 65k màu. 
  • DOP-AE10THTD1 : màn hình cảm ứng HMI Delta 10 inch, 65k màu.
Điều kiện cần cho DOP-AE Series là sử dụng thêm card mở rộng để có cổng Ethernet  : DOP-EXLNHJ1AE

b. Các sản phẩm màn hình cảm ứng HMI Delta thuộc Series : DOP-B Series
  • DOP-B03E211 : màn hình cảm ứng HMI Delta 4.3 inch, 65k màu.
  • DOP-B07E415 / DOP-B07E411 : màn hình cảm ứng HMI Delta 7.0 inch, 65k màu.
  • DOP-B07E515 : màn hình cảm ứng HMI Delta 7.0 inch, 65k màu.
  • DOP-B08E515 : màn hình cảm ứng HMI Delta 8.0 inch, 65k màu.
  • DOP-B10E615 : màn hình cảm ứng HMI Delta 10 inch, 65k màu.
4. Link tải phần mềm DOP eRemote từ hãng Delta :
6. Một số bước cơ bản sử dụng phần mềm eRemote :
  • Tải phần mềm theo link ở mục 4.
  • Giải nén và cài đặt lên thiết bị.
  • Mở phần mềm DOP eRemote.
a. Phiên bản cho máy tính PC:
  • Chọn Connection > New để phần mềm tiến hành dò tìm các màn hình HMI có trong mạng.
Phần mềm SCADA màn hình HMI Delta eRemote trên máy tính PC
Phần mềm eRemote trên máy tính PC

b. Phiên bản cho thiết bị Android:

  • Chọn biểu tượng tìm kiếm hoặc nhập thủ công để truy nhập thiết bị HMI cần điều khiển và giám sát:

Phần mềm DOP eRemote 2.00.13 dùng cho hệ điều hành Android làm SCADA cho HMI DeltaPhần mềm DOP eRemote 2.00.13 dùng cho hệ điều hành Android làm SCADA cho HMI Delta
  • Sau khi máy tính dò tìm thành công các thiết bị trong mạng, người sử dụng chọn thiết bị mong muốn và nhấn chọn OK.
  • Lúc này toàn bộ dữ liệu sẽ được đồng bộ từ màn hình cảm ứng HMI. Mọi thao tác trên máy chủ và dưới HMI được đồng bộ song song cùng hoạt động như nhau.
7. Ưu nhược điểm của phần mềm eRemote :
  • Phần mềm eRemote có thể đơn giản hóa việc viết một hệ điều khiển giám sát thông thường, không bao gồm việc in ấn, lưu trữ dữ liệu trên máy tính.
  • Phần mềm eRemote yêu cầu phải có thiết bị màn hình HMI Delta được thiết kế giao diện và nằm trong các model được hỗ trợ.
  • eRemote có thể sử dụng trên thiết bị Android như các máy tính bảng, điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android. Sử dụng qua mạng Lan wifi.
8. Cấu hình một hệ SCADA sử dụng eRemote :
Cấu hình hệ thống SCADA thiết bị Delta dùng phần mềm eRemote
Cấu hình hệ thống SCADA dùng phần mềm eRemote
Hệ thống gồm :
  • Máy tính giám sát và điều khiển.
  • Các trạm điều khiển giám sát tại chỗ dùng màn hình cảm ứng HMI Delta hỗ trợ eRemote.
  • Các thiết bị được màn hình HMI kết nối điều khiển logic, xử lý lệnh.
Thực nghiệm tại phòng kỹ thuật Công ty TNHH Cơ Điện Auto Vina :
Ứng dụng lập trình Scada màn hình cảm ứng HMI Delta B07E411 qua cổng Ethernet
Ứng dụng lập trình màn hình cảm ứng HMI Delta qua cổng Ethernet
9. Giải quyết nhược điểm không in ấn và lưu trữ trên máy tính của eRemote :
Hãng Delta cho ra phần mềm DOP eServer, quý khách và các bạn cần tham khảo có thể tải theo link bên dưới :
Mọi thông tin chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ:
Mr Hưng - 0902.28.20.20 hoặc Mr Quỳnh - 0978.70.68.39
Email: autovinaco@gmail.com
[/mota]
[tailieu]
[/tailieu]

Lên đầu trang