Liên hệ hotline:

0902.28.20.20 / 0978.70.68.39

[tomtat] Phần mềm cài đặt và lập trình giao diện màn hình cảm ứng HMI Samkoon các dòng SK Series, AK Series, SA Series, EA Series.
Công ty TNHH Cơ Điện Auto Vina - phân phối màn hình cảm ứng HMI Samkoon tại Việt Nam. Sửa chữa, bảo hành màn hình cảm ứng HMI Samkoon. Thay LCD, tấm kính cảm ứng HMI Samkoon
[/tomtat][mota]
CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN AUTO VINA xin gửi tới Quý khách hàng và các bạn link tải phần mềm lập trình thiết kế giao diện màn hình cảm ứng HMI của hãng Samkoon.
Bài viết cũng sẽ được chia sẻ lên page facebook chính thức của công ty tại địa chỉ :
https://www.facebook.com/autovinaco/
Auto Vina rất mong nhận được sự ủng hộ và góp ý từ Quý khách hàng và các bạn.

Tổng hợp link download tải phần mềm lập trình thiết kế giao diện màn hình cảm ứng HMI Samkoon
Tổng hợp phần mềm lập trình thiết kế giao diện màn hình cảm ứng HMI Samkoon
  1. Dành cho model SK Series : SK-035AE, SK-040AE, SK-043AE, SK-043AS, SK-043BE, SK-043BS, SK-050AS, SK-050AE, SK-057AS, SK-057AE, SK-070AS, SK-070AE, SK-070BS, SK-070BE, SK-072AS, SK-072AE, SK-080AS, SK-080AE, SK-102AS, SK-102AE, SK-102BS, SK-102BE, SK-104AS, SK-104AE, SK-121AS, SK-121AE SK-121FS, SK-121FE
     
  2. Dành cho các model SK series mới : SK-035FE SK-043FE SK-043FS SK-043HS SK-043HE SK-050FE SK-050FS SK-050HS SK-050HE SK-070FE SK-070FS SK-070HE SK-070HS SK-102FE SK-102FS SK-102HE SK-102HS SK-104FE SK-104FS SK-121FE SK-121FS :
  3. Dành cho model SA / EA Series : EA-8C, EA-035A, EA-043A, EA-070B, EA-072A, SA-050A, SA-040A, SA-035A, SA-043A, SA-057A, SA-057B, SA-057C, SA-070A, SA-8A, SA-8B, SA-102A, SA-102B, SA-104A, SA-104B, SA-121A :
  4. Dành cho các model SA, EA series mới : SA-035F SA-043F SA-050H SA-057F SA-070F SA-070H SA-102H SA-104F SA-121F EA-035A-T EA-043A EA-070B
  5. Dành cho các model AK series : AK-035AE, AK-035AC, AK-035A-T, AK-040AE, AK-040AC, AK-043AE, AK-043AE-GG, AK-043AC, AK-043AW, AK-043AW-R, AK-043BE, AK-043BS, AK-043BS-R, AK-043BC, AK-043BD, AK-043BD-R, AK-043BW, AK-043BW-R,  AK-050AS, AK-050AS-R, AK-050AE, AK-050AC, AK-050AD, AK-050AD-R, AK-050AW, AK-050AW-R, AK-070AT, AK-070AT-R, AK-070AS, AK-070AS-R, AK-070AE, AK-070AC, AK-070AD, AK-070AD-R, AKMID-070, AK-070AG, AK-070AG-R, AK-070AW, AK-070AW-R, AK-070ASG, AK-070ASG-R, AK-070AWG, AK-070AWG-R, AK-070BE, AK-070BS, AK-070BS-R, AK-070BC, AK-070BD, AK-070BD-R, AK-070BW, AK-070BW-R, AK-070BG, AK-070BG-R, AK-070BSG, AK-070BSG-R, AK-070BWG, AK-070BWG-R, AK-102AS, AK-102AS-R, AK-102AE, AK-102AC, AK-102AD, AK-102AD-R, AK-102AW, AK-102AW-R, AK-102AG, AK-102AG-R, AK-102ASG, AK-102ASG-R, AK-102AWG, AK-102AWG-R, AK-121AD, AK-121AS, AK-121AWWG, AK-185AWG :
    • Link tải phần mềm : AKWorkshop - Liên hệ Auto Vina
    • Driver kết nối : AK Series Driver
  6. Các phiên bản phần mềm lập trình HMI Samkoon sẽ được Auto Vina cập nhật theo hãng. Quý khách hàng và các bạn có thể theo dõi trên page để biết thông tin nhanh nhất.
Link tải phần mềm lập trình, thiết kế giao diện màn hình cảm ứng HMI Delta, Mitsubishi, Omron, Fuji, Beijer, Proface, Samkoon, HCFA, Hitech, Kinco, Shihlin, Weinview, Weintek, Xinje, Siemens

[/mota] [giaban]Giá: Miễn phí[/giaban]

[tomtat]
Phần mềm cài đặt và lập trình giao diện màn hình cảm ứng HMI, download software HMI Delta, màn hình HMI Mitsubishi, HMI Omron, HMI Fuji, HMI Beijer, HMI Proface, HMI Samkoon, HMI HCFA, HMI Hitech, HMI Kinco, HMI Shihlin, HMI Weinview, HMI Weintek, HMI Xinje, HMI Siemens , ... Link download Mediafire do Auto Vina tải lên.
[/tomtat][mota]
CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN AUTO VINA xin gửi tới Quý khách hàng và các bạn link tải phần mềm lập trình thiết kế giao diện màn hình cảm ứng HMI của nhiều hãng thường gặp trên thị trường.
Bài viết cũng sẽ được chia sẻ lên page facebook chính thức của công ty tại địa chỉ :
https://www.facebook.com/autovinaco/
Auto Vina rất mong nhận được sự ủng hộ và góp ý từ Quý khách hàng và các bạn.

  1. Phần mềm lập trình màn hình hãng Delta :
  2. Phần mềm lập trình màn hình cảm ứng HMI Mitsubishi :
    • Phiên bản GOT2000 Series, GOT1000 Series, GS Series : GT Designer3
  3. Phần mềm lập trình thiết kế giao diện màn hình HMI Beijer :
  4. Phần mềm lập trình HMI Fuji :
  5. Phần mềm lập trình HMI HCFA :
  6. Phần mềm lập trình HMI Hitech :
  7. Phần mềm lập trình màn hình hãng Kinco:
  8.  Phần mềm lập trình HMI M2I :
  9.  Phần mềm lập trình HMI Omron :
  10.  Phần mềm lập trình HMI Proface :
  11.  Phần mềm lập trình HMI hãng Samkoon :
  12.  Phần mềm lập trình HMI Shihlin :
  13.  Phần mềm lập trình HMI Weintek và Weinview :
  14.  Phần mềm lập trình HMI Xinje :
    • Bản  TouchWin Edit Tool V2.D dùng cho màn hình cảm ứng : TH60 series, MH60 series, TG60 series, TE60 series, MN60 series, TN60 series : TG+series+HMI+V2.D3f
    • Bản cho màn hình textpanel : OP320, OP320/5A, OP325-A, OP310, OP330 ( XP ), OP420, OP520, MP311 : OP20 Edit Tool Xinje
    • Phiên bản TouchWin Edit Tool V2.99 dùng cho các dòng TP60 series, OP60 series, MP60 series, TW60 series : TouchWin Edit Tool V2.99
  15. Phần mềm lập trình HMI MCGS :
  16.  Các phần mềm lập trình HMI khác Auto Vina sẽ cập nhật và bổ sung. Quý khách hàng và các bạn có thể theo dõi trên page để biết thông tin nhanh nhất.
Link tải phần mềm lập trình, thiết kế giao diện màn hình cảm ứng HMI Delta, Mitsubishi, Omron, Fuji, Beijer, Proface, Samkoon, HCFA, Hitech, Kinco, Shihlin, Weinview, Weintek, Xinje, Siemens

[/mota][giaban]Giá: Miễn phí[/giaban]

[giaban]Giá: miễn phí [/giaban]
[tomtat]Công ty Auto Vina kính gửi quý khách hàng bài viết hướng dẫn lập trình PLC Delta DVP10SX11R điều khiển xuất tín hiệu analog thay đổi tần số biến tần ngõ vào 0~10VDC.
[/tomtat]
[hinhanh]

Bộ điều khiển lập trình PLC Delta DVP10SX11R tích hợp tín hiệu analog vào ra
PLC Delta DVP10SX11R
[/hinhanh]
[mota]

HƯỚNG DẪN LẬP TRÌNH PLC DELTA ĐIỀU KHIỂN BIẾN TẦN BẰNG ANALOG

Analog và Digital là hai từ trong thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành điện dùng để chỉ 2 loại tín hiệu điện trong kỹ thuật số là tín hiệu tương tự - liên tục và tín hiệu số - rời rạc.
Công ty TNHH Cơ điện Auto Vina xin gửi tới quý khách hàng bài viết tham khảo lập trình PLC Delta DVP-SX Series Model DVP10SX11R / DVP10SX11T điều khiển xuất analog điện áp tuyến tính 0~10VDC thay đổi tốc độ - tần số của biến tần.
DVP10SX11R/ DVP10SX11T là dòng PLC đặc biệt được tích hợp sẵn tín hiệu analog, khi lập trình sẽ không phải sử dụng các lệnh kết nối module, mọi thao tác chỉ cần thực hiện trên thanh ghi vùng nhớ đặc biệt riêng.
Tham khảo thêm điều khiển analog Module DVP06XA-S tại link :
Lập trình PLC Delta với Module Analog

PHẦN I. THÔNG SỐ KỸ THUẬT PLC DVP10SX11R / DVP10SX11T :

Xem chi tiết về PLC DVP10SX11T tại link "Bộ điều khiển lập trình PLC Delta DVP-SX series"
Tổng quan thì PLC DVP-SX Series trên thị trường chỉ có loại CPU 10 I/O gồm 2 model là :
  • DVP10SX11R : 2 ngõ vào Digital, 2 ngõ ra relay, 2 ngõ vào analog, 2 ngõ ra analog.
  • DVP10SX11T : 2 ngõ vào Digital, 2 ngõ ra transistor điều khiển phát xung, 2 ngõ vào analog, 2 ngõ ra analog.
Hình ảnh sản phẩm :

Bộ điều khiển lập trình PLC Delta DVP10SX11R tích hợp tín hiệu analog vào ra
PLC Delta DVP10SX11R
Cấu hình analog PLC DVP10SX :
Bảng cấu hình analog PLC Delta DVP10SX11R / DVP10SX11T

=> Với 02 ngõ ra analog, PLC DVP10SX có thể điều khiển tối đa 02 biến tần trong các giải pháp điều khiển thay đổi tần số bằng analog. Chúng ta sẽ đi vào ví dụ cụ thể do anh em kỹ thuật Công ty Auto Vina đã thực hiện với các bước dưới đây.

PHẦN II. CÁC BƯỚC THAO TÁC THỰC HIỆN :

Bước 1: Tải và cài đặt phần mềm lập trình cho PLC Delta :
Link tải:
WPLSoft V2.41 ( Bản này hiện chạy ổn định hơn các bản khác -  Kiểm tra ngày 01.01.2017 )
Hình ảnh biểu tượng phần mềm WPLSoft trên máy tính được anh em kỹ thuật Công ty Auto Vina cài đặt với phiên bản WPLSoft V2.41:

Phần mềm lập trình cho PLC Delta WPLSoft

Bước 2: Khởi động chương trình WPLSoft V2.41 :
Khởi động chương trình và tạo file thiết kế mới cho PLC DVP-SX series : Chọn File => New
Sau đó đặt tên chương trình, chọn loại PLC, đặt tên file sẽ lưu trữ và nhấn OK
Tạo file hướng dẫn lập trình PLC Delta DVP10SX
Tạo file lập trình PLC Delta DVP10SX11R/DVP10SX11T
Bước 3: Thanh ghi chứa giá trị số cần chuyển đổi sang analog :
  • Kênh ngõ ra CH0 : Giá trị số được lưu trong thanh ghi D1116, khi nạp giá trị số vào thanh ghi này, ngõ ra kênh CH0 sẽ có tín hiệu analog tương ứng với mức giá trị số đã nạp vào D1116.
  • Kênh ngõ ra CH1 : Giá trị số thanh ghi D1117, khi nạp giá trị số vào thanh ghi này, ngõ ra kênh CH1 sẽ có tín hiệu analog tương ứng với mức giá trị số đã nạp vào D1117.
Bước 4: Tính toán giá trị trước khi lập trình soạn thảo code :
  • Giả sử biến tần cần điều khiển tần số từ 0.00 ~ 50.00Hz, và ở đây chúng ta sử dụng ngõ ra 0~10V từ PLC để điều chỉnh.
  • Với bảng cấu hình analog PLC trên phần số I, ngõ ra -10VDC~+10VDC sẽ tương ứng với giá trị số -2000~2000 cần nạp xuống thanh ghi điều khiển analog.
  • Như vậy với việc sử dụng tín hiệu 0~10V, chúng ta sẽ nạp giá trị số xuống thanh ghi tương ứng từ 0~2000, đấu nối đúng cực + / -.
  • Giả sử dùng kênh CH0 ngõ ra analog, chúng ta sẽ viết lệnh nạp giá trị xuống thanh ghi D1116.
    • Giá trị 0 tương ứng với 0VDC, biến tần nhận 0.00 Hz.
    • Giá trị 2000 tương ứng với 10VDC, biến tần nhận 50.00 Hz.
    • Thanh ghi nhập tần số 0~50Hz chúng ta chọn D0 trong PLC.
    • Thanh ghi tính kết quả giá trị số Digital chúng ta lưu tạm vào thanh ghi D10 trong PLC.
    • Khi D0 = 50 (Hz) => D10 cần bằng 2000, hàm ở đây là tuyến tính từ 0~2000 và trùng điểm 0Hz = 0 Digital.
    • Công thức cần lập : D10 = D0 x k40.
    • Sau khi tính toán, nạp kết quả D10 vào D1116.
Bước 5: Viết code thiết lập trình cho PLC :
Dòng 1:
  • Điều kiện thực hiện M1000 ( luôn luôn ON khi PLC RUN).
  • Lệnh nhân số nguyên thanh ghi D0 chứa tần số cần chạy từ 0~50Hz với hệ số chuyển độ K40, kết quả lưu vào thanh ghi D10.
Dòng 2:
  • Nạp kết quả giá trị số đã tính toán vào thanh ghi điều khiển analog kênh ngõ ra CH0 D1116.
Dòng 3:
  • Lệnh END, kết thúc chương trình chính. Lệnh này tự xuất hiện khi biên dịch thành công đoạn code đã soạn thảo.
Hình ảnh chi tiết:
Hướng dẫn lập trình analog PLC Delta tiếng Việt DVP10SX11R
Code lập trình analog PLC DVP10SX11R
Bước 6: Mô phỏng kết quả tính toán đã lập trình :
Nạp thử giá trị tần số biến tần cần chạy là 10Hz, kết quả giá trị Digital cần nạp vào thanh ghi analog = k400.

Hướng dẫn lập trình analog PLC Delta DVP10SX11T điều khiển thay đổi tốc độ biến tần.
Nạp giá trị tần số cần chạy bằng 10Hz
Hướng dẫn lập trình analog PLC Delta tiếng Việt DVP10SX11R điều khiển biến tần.
Nạp giá trị tần số cần chạy bằng 35Hz
Nạp thử giá trị tần số biến tần cần chạy là 35Hz, kết quả giá trị Digital cần nạp vào thanh ghi analog = k800.

PHẦN III. SƠ ĐỒ KẾT NỐI TÍN HIỆU ANALOG:


1. Sơ đồ kết nối tín hiệu analog của PLC DVP10SX11R / DVP10SX11T :
PLC Delta DVP-SX do Công ty Auto Vina cung cấp bán ra thị trường sẽ có tài liệu đi kèm, trong đó sẽ có sơ đồ đấu nối tín hiệu analog ngõ ra như hình bên dưới:
Sơ đồ dấu nối analog ngõ ra DVP10SX11R, hướng dẫn đấu nối analog ngõ PLC Delta DVP-SX
Sơ đồ analog ngõ ra DVP10SX11R
Lưu ý : Nếu sử dụng tín hiệu Analog 0~20mA, chúng ta đấu nối theo sơ đồ Current output và sử dụng đoạn code trên không cần thay đổi. Nhưng với tín hiệu 4~20mA, chúng ta cần lập công thức tính toán lại.

2. Sơ đồ kết nối tín hiệu analog 0~10VDC điều khiển tần số biến tần :
Với ví dụ này, Công ty Auto Vina sẽ thực đấu nối vào biến tần VFD-M của hãng Delta.
Link chi tiết biến tần VFD-M của hãng Delta
Hình ảnh một số biến tần Delta trong series VFD-M biến tần VFD022M23A và VFD007M21A:
Biến tần Delta nguồn 1P 220Vac VFD007M21A chuyên dụng cho băng tải, máy khuấy trộn.
Biến tần Delta VFD075M21A
Sơ đồ đấu nối ngõ vào điều khiển tần số biến tần :
Sơ đồ đấu nối biến tần Delta VFD-M, hướng dẫn đấu nối điều khiển biến tần Delta
3. Sơ đồ kết nối tín hiệu analog 0~10VDC từ PLC sang điều khiển tần số biến tần :
Tổng kết từ hai sơ đồ trên chúng ta sẽ nối cable tín hiệu analog chống nhiễu từ PLC sang biến tần như sau:
  • Chân COM trên kênh Analog ngõ ra CH0 của PLC sẽ nối sang chân GND trên cầu đấu điều khiển của biến tần, đây là dây 0V.
  • Chân V+ trên kênh Analog ngõ ra CH0 của PLC sẽ nối sang chân AVI trên cầu đấu điều khiển của biến tần.
4. Thông số cài đặt biến tần VFD-M :
Để hoàn tất việc ví dụ này, chúng ta không thể thiếu việc cài đặt lựa chọn lệnh điều khiển tần số của biến tần. Với VFD-M, thông số thiết lập là :
Pr.00 :Source of Frequency Command ( Nguồn lệnh điều khiển tần số ) với các lựa chọn :
  • 00: Master frequency determined by digital keypad (LC-M02E) : Điều khiển thay đổi tần số chạy bằng nút nhấn tăng giảm tích hợp trên biến tần.
  • 01: Master frequency determined by 0 to +10 V input on AVI terminal with jumpers : Điều khiển tần số biến tần bằng tín hiệu 0~10 V ngõ vào AVI.
  • 02: Master frequency determined by 4 to 20mA input on ACI terminal with jumpers : Điều khiển tần số biến tần bằng tín hiệu 4~20mA ngõ vào ACI.
  • 03: Master frequency determined by RS-485 Communication port : Điều khiển tần số biến tần bằng tín hiệu truyền thông RS485.
  • 04: Master frequency determined by potentiometer on digital keypad : Điều khiển tần số biến tần bằng biến trở tích hợp trên bàn phím biến tần.
=> Để biến tần nhận tín hiệu analog từ PLC là 0~10V và biến đổi thành lệnh điều khiển thay đổi tần số, chúng ta đặt Pr.00 = 01. Mặc định biến tần thường để = 00.

Trên đây là toàn bộ ví dụ hướng dẫn cách thực hiện điều khiển tần số biến tần Delta VFD-M từ PLC DVP10SX11R / DVP10SX11T. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo nhưng hoàn toàn có thể ứng dụng thực tế. Quý khách hàng và các bạn có thể thực hiện.

Biên soạn : © Nguyễn Bá Quỳnh - Phòng kỹ thuật Công ty TNHH Cơ Điện Auto Vina
Ngày 01/01/2017
[/mota]

[tomtat]Lập trình màn hình cảm ứng HMI Delta kết nối Modbus đồng hồ nhiệt độ DTB
Hỗ trợ cho tất cả các loại màn hình HMI Delta
Sử dụng cổng truyền thông RS485 modbus HMI Delta DOP-B Series [/tomtat]

Phần mềm DOPSoft lập trình cho màn hình cảm ứng HMI Delta DOP-B Series
Cài đặt phần mềm DOP Soft dùng cho màn hình HMI Delta
[mota]
Kính gửi quý khách hàng !
- Để thuận tiện trong lập trình điều khiển giám sát nhiệt độ từ đồng hồ nhiệt độ Delta DTA Series, DTB Series, DTE Series, DTC Series, ... , ngoài việc sử dụng lệnh truyền thông Modbus trong PLC Delta, chúng ta có thể sử dụng trực tiếp kết nối sẵn có trong thư viện của HMI Delta.
- Sau đây, bộ phận kỹ thuật Công ty TNHH Cơ Điện Auto Vina xin giới thiệu đến quý khách hàng cách lập trình và thực hiện trên HMI Delta DOP-B07S411 và đồng hồ nhiệt độ hãng Delta DTB Series DTB4848RR
I. Đồng hồ nhiệt độ DTB Series.
1. Hình ảnh đồng hồ nhiệt độ DTB Series :
Các kích thước: DTB9648, DTB4848, DTB4896, DTB9696, DTB7272
Đồng hồ nhiệt độ Delta Series DTB hãng Delta

2. Cài đặt tham số truyền thông :
- Bước 1: Cấp nguồn cho đồng hồ.
- Bước 2: Truy cập chế độ cài đặt.
Tại màn hình vận hành mặc định khi cấp nguồn, nhấn giữ phím SET


trong thời gian tối thiểu là 3 giây để đồng hồ chuyển về màn hình cài đặt.

Màn hình sẽ hiển thị:
 : Input : Cài đặt loại đầu đo nhiệt độ được sử dụng.
- Bước 3: Truy cập chế độ truyền thông:
Thực hiện nhấn nút chuyển chế độ :

Đến khi màn hình hiển thị:
 : Cài đặt cho phép hoặc không cho phép truyền thông.

Nhấn phím giảm hoặc tăng để thay đổi giá trị :

 

Chọn ON chế độ truyền thông. Màn hình sẽ hiển thị:


Sau khi thay đổi nhấn phím SET để xác nhận cài đặt.
- Bước 4: Cài đặt thông số truyền thông :
Tiếp tục nhấn phím chuyển chế độ : 

Đến khi màn hình hiển thị các thông số truyền thông :
a, Thông số cài đặt chế độ truyền thông ASCII / RTU, màn hình hiển thị :
Với ví dụ này, chúng ta chọn là ASCII.
b, Địa chỉ truyền thông của DTB, màn hình hiển thị:
Đặt địa chỉ truyền thông là 1.
c, Tốc độ truyền thông, màn hình hiển thị:
Chọn tốc độ 9600
d, Độ dài khung truyền dữ liệu :
    
Chọn độ dài = 7 bit.
e, Cài đặt bit kiểm tra chẵn lẻ:
Chọn chế độ Even ( EvEn)
f, Cài đặt bit kết thúc dữ liệu :
Chọn bằng 1 bit.
3. Địa chỉ thanh ghi trong đồng hồ nhiệt độ DTB Series:
- Với bài toán giám sát và cài đặt, chúng ta quan tâm đến hai giá trị:
PV: Giá trị nhiệt độ thực tế đo được.
SV: Giá trị cài đặt của nhiêt độ.
Địa chỉNội dungĐơn vị
1000HPV0.1
1001HSV0.1
- Các thanh ghi khác, quý khách có thể tham khảo tài liệu hướng dẫn sử dụng.

II. Cài đặt và thiết kế giao diện trên HMI DOP-B07S411
1. Phần mềm cho DOP-B07S411:
Màn hình HMI Delta hiện tại có hai dòng chính là:
DOP-A/AS/AE Series : sử dụng phần mềm Screen Editor.
DOP-B Series : sử dụng phần mềm DOPSoft.
2. Thiết kế giao diện:
- Bước 1: Khởi động chương trình DOPSoft.
- Bước 2: Thiết kế giao diện.
a. Khởi tạo File thiết kế mới: 
Chọn File >> New
Lựa chọn loại màn hình DOP-B07S411 và chuyển sang bước tiếp theo : Next >>


b. Khởi tạo kết nối RS485 với thiết bị điều khiển của Delta, trong đó sẽ bao gồm đồng hồ nhiệt độ.
- Trong hình bên dưới, chúng ta sử dụng cổng COM2 - cổng này có tích hợp hai chế độ là RS232 và RS485 thiết lập trực tiếp trên giao diện máy tính, không cần thay đổi phẩn cứng. 
Loại thiết bị kết nối là Delta Controller ASCII.
Đặt tên cho kết nối : Link Name = DTB ( giúp dễ nhớ và ngắn gọn trong câu lệnh Macro)


- Đặt toàn bộ thông số truyền thông giống với thiết lập trên đồng hồ DTB ở mục số I.2.
Địa chỉ của thiết bị Controller là 1
Giao thức kết nối RS485
Data bits = 7
Stop bít = 1
Baud Rate = 9600
Parity = Even 


Các thông số khác chúng ta có thể để mặc định. Sau khi thiết lập xong, nhấn chọn Finish để hoàn thành việc tạo thiết kế mới. Các thiết lập đều có thể sửa lại trong quá trình tạo giao diện.
c. Tạo ô hiển thị giá trị nhiệt độ thực
- Kích chuột phải lên nền phần mềm, chọn Display >> chọn Numeric Display 

- Kích giữ chuột trái lên nền phần mềm và vẽ ô hiển thị với kích thước mong muốn. 
- Chọn vào mục nhập địa chỉ đọc dữ liệu bên cột Property >> Chọn Read Address :
Cửa sổ chọn kết nối và địa chỉ dữ liệu sẽ hiện ra:

Chọn đường link là DTB đã đặt trước đó.
Chọn loại thiết bị là Temp_Ctrl- : Tương ứng với bộ điều khiển nhiệt độ.
- Chọn địa chỉ thanh ghi kết nối dữ liệu là 1000 tương ứng với địa chỉ lưu dữ liệu nhiệt độ thực như mục số I.3 đã chỉ ra.

- Nhấn Enter để hoàn thành việc thiết lập. Tiếp theo để giá trị hiển thị tương ứng với độ phân giải 0.1°C, chọn vào mục Detail... để thiết lập phần số sau dấu phẩy.

Thiết lập tương tự trong hình. Số hiển thị sẽ có dạng 123.4
- Thay đổi Font chữ và màu hiển thị và thêm các đối tượng Text ta có kết quả :

d. Tạo ô hiển thị và cài đặt nhiệt độ đặt.
- Kích chuột phải lên nền phần mềm, chọn Input >> chọn Numeric Entry


- Kích giữ chuột trái lên nền phần mềm và vẽ ô hiển thị với kích thước mong muốn. 
- Chọn vào mục nhập địa chỉ viết dữ liệu xuống bên cột Property >> Chọn Write Address :
Cửa sổ chọn kết nối và địa chỉ dữ liệu sẽ hiện ra:

- Chọn địa chỉ thanh ghi kết nối dữ liệu là 1001 tương ứng với địa chỉ nạp giá trị nhiệt độ đặt như mục số I.3 đã chỉ ra.
- Nhấn Enter để hoàn thành việc thiết lập. Tương tự như giá trị hiển thị PV, để giá trị cài đặt tương ứng với độ phân giải 0.1°C, chọn vào mục Detail... để thiết lập phần số sau dấu phẩy.

Thiết lập tương tự trong hình và chú ý đến phần giới hạn giá trị cài đặt. Giá trị nhập liệu trên HMI sẽ nằm trong khoảng thiết lập này.
- Căn chỉnh hiển thị, màu sắc, cỡ chữ, ... chúng ta có kết quả :
- Biên dịch chương trình và mô phỏng thử trực tiếp trên PC ở chế độ offline :

Như vậy chúng ta đã xong phần thiết kế giao diện, chương trình này có thể kết nối và nạp xuống HMI thông qua cổng USB hoặc RS232.

II. Sơ đồ kết nối truyền thông từ đồng hồ nhiệt độ DTB4848RR tới HMI DOP-B07S411
1. Sơ đồ đấu nối trên DTB4848RR:
Sơ đồ trên mô tả chung cho tất cả các dòng đồng hồ nhiệt độ DTB4848
- 1 và 2 : Ngõ ra điều khiển 1.
Với loại ngõ ra R : đây là tiếp điểm thường mở của Relay bên trong đồng hồ.
Với loại ngõ ra C : đây là tín hiệu dòng điện tuyến tính 4~20mA
Với loại ngõ ra V : đây là tín hiệu xung áp ~14VDC.
- 3-4-5 : Là ngõ vào cảm biến nhiệt độ. Đồng hồ DTB có thể nhận diện hầu hết các loại cảm biến nhiệt độ PT và TC. Đặc biệt DTB có thể nhận tín hiệu Analog, tuyến tính vào chân 4 - 5 và hiển thị như một bộ hiển thị số. Tín hiệu này cũng hỗ trợ cho việc đặt can nhiệt ở xa rồi dùng bộ chuyển đổi thành tín hiệu 4~20mA đưa về đồng hồ, giảm nhiễu và suy giảm tín hiệu trên đường truyền.
- 6 : Không sử dụng.
- 7 và 8 : Ngõ ra điều khiển 2.
Có thể tuỳ chọn mã hàng ngõ ra 2 là Xung áp hoặc Relay.
- 9 và 10 : Là tín hiệu truyền thông theo chuẩn RS485.
- 11 và 12 : Là hai chân cấp nguồn xoay chiều 220V. Với đặc thù được tích hợp mạch nguồn switching , là một trong các công nghệ nguồn xung điện tử, có điện áp ngõ ra ổn định cao với một dải dao động của điện áp ngõ vào từ 100~240VAC. Trong dải điện áp này, đồng hồ hoạt động bình thường.
- 13-14-15 : Ngõ ra Alarm 1 và Alarm 2.
Chân chung : COM - 15, ALM1 -14, ALM2-15.
2. Sơ đồ đấu nối trên DOP-B07S411:
- Một màn hình HMI-Delta DOP-B07 được thiết kế sẽ có các tuỳ chọn bên dưới :

Về kết nối dữ liệu DOP-B07S411 sẽ có : 
USB, COM1, COM2 ( COM2 + COM3 ).
- Đối với HMI, ngoài cấp chân cấp nguồn 24VDC, chúng ta quan tâm chính tới các cổng kết nối.

Từ sơ đồ các Pin ở trên, chúng ta có thể tạo ra nhiều Cable kết nối truyền thông với nhiều chuẩn kết nối khác nhau.
3. Sơ đồ đấu nối truyền thông giữa DOP-B07S411 với DTB4848RR:
- Chúng ta sử dụng chuẩn truyền thông RS485.
- Lựa chọn COM2 mode 2.
- Sơ đồ nối dây truyền thông :
DTB -------------- HMI
  9              -           6          D-
 10             -           1          D+
------------------------------------------------------
Trên đây là toàn bộ phần hướng dẫn chi tiết để lập trình, kết nối truyền thông từ HMI tới đồng hồ nhiệt độ DTB của hãng Delta, mọi vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện, quý khách hàng và các bạn cần tham khảo thêm, xin vui lòng để lại comments hoặc gửi mail tới địa chỉ hòm thư trên mục liên hệ.

Bài viết cũ : Lập trình HMI Delta DOP-B07S411 kết nối đồng hồ nhiệt độ DTB4848RR
Biên soạn : © Nguyễn Bá Quỳnh
Ngày 07/06/2014

[/mota][giaban]Giá: miễn phí[/giaban]

[giaban]Giá: miễn phí
[/giaban]
[tomtat] Công ty Auto Vina kính gửi quý khách hàng bài viết hướng dẫn backup dữ liệu Hmi Proface GP2000 Series chống upload.
Mục đích của việc lấy dữ liệu này là lưu trữ được file chương trình chạy của màn hình HMI, dự phòng khi màn hình HMI bị hỏng, cần thay thế mới hoặc nạp lại code cho màn hình khi bị lỗi.
[/tomtat]
[kythuat]
[hinhanh]

Mặt trước màn hình cảm ứng HMI Proface GP2501-SC41-24V

Mặt sau Hmi Proface GP2501-SC41-24V

[/hinhanh]
[/kythuat]
[mota]
UPLOAD MÀN HÌNH HMI PROFACE GP2501-SC41-24V :

TRƯỜNG HỢP 1: Upload chương trình trong HMI Proface GP2501-SC41-24V khi có password:

Khi bạn upload Hmi Proface GP2000 Series có password, quý khách hàng cần phải có phần mềm đọc password Hmi Proface GP2000 Series , nếu quý khách chưa có xin vui lòng liên hệ với Auto Vina để mua phần mềm đọc password, crack màn hình HMI Proface GP2501-SC41-24V.


Sau khi có phần mềm đọc Password của Auto Vina, quý khách có thể mở lên, chọn cổng COM được kết nối với màn hình và nhấn Read để thực hiện đọc Password của màn hình.

TRƯỜNG HỢP 2: Upload file chạy HMI Proface GP2501-SC41-24V chống upload:

Khi Hmi Proface GP2000 Series không cho phép upload, quý khách hàng và các bạn cần sử dụng phần mềm PC Transfer Tool để backup file *.MEM, file *.MEM chỉ nạp được vào màn hình đúng model với màn hình cũ. Auto Vina xin gửi tới quý khách hàng đường link tải phần mềm :
Phần mềm PC Transfer Tool download tại đây
  • Bước 1: Tải phần mềm PC Transfer Tool theo link trên và giải nén với Password: www.auto-vina.com.
  • Bước 2: Lựa chọn cổng kết nối với HMI bằng cách mở phần mềm và chọn Tab Setup => Transfer Setup => Chọn cổng COM máy tính được kết nối với HMI => SET để lưu lại cài đặt. 
  • Bước 3: Để backup dữ liệu lên máy tính, chọn biểu tượng icon backup.
  • Bước 4: Chờ quá trình truyền dữ liệu lên máy tính kết thúc. chúng ta sẽ có được file với phần mở rộng tập tin là *..MEM .
  • Bước 5: Để download file .MEM vừa backup được vào đúng màn hình HMI có cùng model, chúng ta vẫn mở phần mềm PC Transfer Tool và chọn icon Restore. 
  • Bước 6: Chọn đường dẫn thư mục chưa file *.MEM cần download. Nhấn OK để quá trình nạp dữ liệu xuống màn hình HMI mới được bắt đầu.
  • Bước 7:  Chờ cho quá trình nạp dữ liệu xuống HMI được hoàn tất. Chú ý không để mất nguồn màn hình trong giai đoạn này.
  • Sau khi hoàn tất. Màn hình cảm ứng HMI Proface sẽ hiển thị chương trình đã nạp xuống:

------------------------------------------------------
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, mọi vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện, quý khách hàng và bạn bè cần tham khảo thêm, xin vui lòng để lại comments hoặc gửi mail tới địa chỉ hòm thư Gmail trên Blog.
Hotline : 0902.28.20.20 / 0978.70.68.39

Biên soạn : © Nguyễn Đình Hưng -  Công ty TNHH Cơ Điện Auto Vina
[/mota]

Lên đầu trang