Liên hệ hotline:

0902.28.20.20 / 0978.70.68.39

[tomtat] Modbus ASCII RS485 PLC Delta DVP14SS211R.

Hướng dẫn Lập trình PLC Delta DVP14SS211R truyền thông Modbus với nhau qua cổng RS485. Hướng dẫn thiết lập cấu hình giao thức Modbus ASCII trong PLC Delta.
Bảng địa chỉ Modbus Address trong PLC Delta.
Hướng dẫn sử dụng lệnh Modbus MODRD đọc giá trị từ PLC Slave về PLC Master.
Hướng dẫn sử dụng lệnh Modbus MODWR truyền giá trị từ PLC Master sang PLC Slave.
[/tomtat][mota]
TÀI LIỆU KỸ THUẬT | lập trình TRUYỀN THÔNG MODBUS RS485 giữa các plc delta với nhau
Lập trình Modbus RS485 ASCII trong PLC Delta, kết nối song song điều khiển từ xa
Kết nối Modbus RS485 giữa các PLC Delta điều khiển liên kết từ xa chéo nhau

MỞ ĐẦU :
  • Với ứng dụng kết nối truyền thông Modbus PLC Delta, Auto Vina đã cho ra nhiều Video và bài viết cụ thể để quý khách hàng tham khảo. Hôm nay chúng ta sẽ đi vào chi tiết hơn và thực hành ghép nối song song nhiều PLC Delta.
  • Mục tiêu của bài thực hành sẽ là dùng ngõ vào của PLC thứ nhất làm Master, điều khiển ngõ ra của PLC thứ hai làm Slave và ngược lại.
VẬT TƯ CẦN CHUẨN BỊ ĐỂ THỰC HIỆN :

1. Bộ điều khiển lập trình PLC Delta :
  • Chúng ta sử dụng hai PLC Delta DVP14SS211R hoặc tất cả các model DVP Series khác có hỗ trợ cổng truyền thông Modbus RS485.
2. Vật tư phụ :
  • Nút nhấn hoặc chuyển mạch.
  • Đèn, còi báo loại 24VDC.
  • Nguồn 24VDC để cấp cho PLC và tín hiệu điều khiển.
  • Dây kết nối để đấu nối tín hiệu điều khiển, tín hiệu RS485.
    4. Cable lập trình PLC Delta :
    TÀI LIỆU VÀ KIẾN THỨC LIÊN QUAN :
    1. Sơ đồ đấu nối tín hiệu điều khiển và tín hiệu truyền thông RS485 giữa hai PLC DeltaDVP14SS211R :
    • Dưới đây là sơ đồ đấu nối cho ví dụ thực hành hôm nay :
    Sơ đồ ghép nối song song hai PLC Delta qua Modbus RS485
    Sơ đồ thực hành ghép nối Modbus điều khiển song song hai PLC Delta DVP14SS211R

    2. Lệnh lập trình PLC Delta truyền thông Modbus truyền và nhận dữ liệu :
    • Để hiểu hơn về mạng truyền thông công nghiệp với giao thức Modbus quý khách hàng và các bạn kỹ thuật có thể tham khảo tài bài viết : Mạng truyền thông Modbus
    • Tham khảo thêm bài viết về truyền thông Modbus PLC Delta với biến tần Delta : Truyền thông Modbus điều khiển biến tần Delta
    • Lệnh lập trình truyền thông Modbus trong PLC Delta thường sử dụng các lệnh hỗ trợ sẵn cấu hình giao thức như : Read Modbus data MODRD, Write Modbus Data MODWR, MODBUS Read/ Write MODRW.
    • Trong bài viết này chúng ta sẽ sử dụng 2 lệnh sau :
    Cấu trúc lệnh đọc, nhận dữ liệu qua truyền thông Modbus RS485 PLC Delta : MODRD S1 S2 n
    Lệnh truyền thông đọc, nhận dữ liệu qua cổng RS485 Modbus Modrd của PLC Delta
    Lệnh truyền thông đọc, nhận dữ liệu qua cổng RS485 của PLC Delta
    Cấu trúc lệnh truyền, gửi dữ liệu qua truyền thông Modbus RS485 PLC Delta : MODWR S1 S2 n
    Lệnh truyền thông truyền, gửi dữ liệu qua cổng RS485 Modbus Modwr của PLC Delta
    Lệnh truyền thông truyền, gửi dữ liệu qua cổng RS485 của PLC Delta
    3.  Hướng dẫn lập trình PLC Delta ghép nối song song điều khiển từ xa qua Modbus RS485 ASCII :
    • Thiết lập địa chỉ truyền thông, cấu hình giao thức truyền thông Modbus RS485 cho từng PLC Delta.
    • Tạo hàm quét lệnh truyền thông Modbus theo một trong các cách sau :
      • Dùng Timer để truy xuất lần lượt các lệnh truyền thông theo từng khoảng thời gian và lập lại chu kỳ lệnh khi quét hết 1 vòng lệnh.
      • Dùng bộ đếm Counter kết hợp Timer để thực hiện lần lượt các lệnh.
      • Dùng cờ báo trạng thái truyền thông kết hợp bộ đếm để khởi tạo lần lượt lệnh truyền thông.
    • Ghép nối tín hiệu ngõ vào thành vùng nhớ dữ liệu và lấy dữ liệu chuyển thành tín hiệu ngõ ra.
    • Gửi yêu cầu truyền thông và viết lệnh truyền thông cho từng yêu cầu :
      • Với PLC Master : dùng lệnh đọc và ghi giá trị qua Modbus để truyền nhận dữ liệu tới địa chỉ vùng nhớ được chọn trong PLC Slave.
    • Hoàn tất quá trình nhận dữ liệu và kiểm soát cờ báo truyền thông thành công. Hiển thị lỗi kết nối truyền thông khi có sự cố kết nối RS485.
    Để trực quan hơn, xin mời quý khách hàng cùng các bạn tham khảo Video hướng dẫn bên dưới đây.

    Clip hướng dẫn lập trình PLC Delta thực hiện truyền thông RS485 giao thức Modbus ASCII gửi và nhận dữ liệu để điều khiển chéo nhau giữa các PLC Delta :


    Trên đây là toàn bộ nội dung và clip hướng dẫn lập trình PLC Delta truyền thông Modbus RS485 ghép nối song song điều khiển khóa chéo nhau. Bài viết do Phòng kỹ thuật Công ty TNHH Cơ Điện Auto Vina tự soạn thảo và thực hiện.
    Vui lòng không copy nội dung để đăng tải với mục đích quảng cáo riêng. Cảm ơn quý khách hàng và các bạn đã ghé thăm Website.
    ( Xuất bản 16.06.2021 )

    [/mota] [giaban]Giá: miễn phí[/giaban]

    [tomtat] Hướng dẫn lập trình màn hình cảm ứng HMI Delta kết nối mạng LAN Ethernet với PLC Delta. Cách thiết lập cấu hình IP mạng cho nhiều màn hình Delta kết nối với nhiều PLC Delta qua LAN Switch. Kết nối Ethernet giữa DOP-107DV và DOP-107EV với hai PLC DVP12SE11T và DVP12SE11R. [/tomtat][mota]

    Kết nối cùng lúc nhiều màn hình HMI Delta DOP-107DV và DOP-107EV với nhiều PLC Delta DVP12SE11R và DVP12SE11T
    Kết nối Ethernet giữa nhiều màn hình HMI Delta DOP-107DV, DOP-107EV với nhiều PLC Delta DVP12SE11T, DVP12SE11R
    I. Nội dung sẽ thực hành :
    Kết nối cùng lúc nhiều màn hình HMI Delta với nhiều PLC Delta qua bộ chia mạng LAN Switch :
    • Cài đặt IP cho từng PLC Delta DVP-SE bằng phần mềm DCISoft.
    • Cài đặt IP cho từng màn hình Delta DOP-100 Series trực tiếp trên phần mềm DOPSoft.
    • Lập trình PLC Delta cơ bản điều khiển đèn tháp 3 màu và còi báo kèm đèn tín hiệu.
    • Lập trình HMI Delta khởi tạo cùng lúc hai cổng kết nối Ethernet trên một đường truyền mạng LAN theo cấu hình DVP TCP.
    • Kết nối Ethernet giữa màn hình HMI Delta và PLC Delta qua bộ chia mạng LAN Switch.
    I. Thiết bị cần có :
    • Một hoặc nhiều PLC Delta có hỗ trợ cổng kết nối Ethernet như : DVP12SE11R, DVP12SE11T, ... Có thể dùng các PLC ghép module Ethernet.
    • Một hoặc nhiều màn hình HMI Delta có hỗ trợ cổng mạng LAN Ethernet như DOP-107EV, DOP-107DV, ...
    • Bộ chia mạng LAN Switch nhiều cổng, mỗi cổng tương ứng với 1 PLC hoặc 1 HMI.
    • Dây mạng LAN bấm sẵn chuẩn kết nối Ethernet giống máy tính PC.
    • Nguồn 24VDC cho PLC và màn hình HMI.
    • Cable lập trình PLC Delta : Mini USB.
    • Cable lập trình HMI Delta : USB Printer.
      III. Video thực hành lập trình nhiều HMI Delta kết nối mạng LAN Ethernet với nhiều PLC Delta :
      • Để thuận tiện và dễ hiểu hơn, mời quý khách hàng cùng các bạn xem nội dung chi tiết trong Video dưới đây :
      Biên soạn : ©Nguyễn Bá Quỳnh - Phòng kỹ thuật - Công ty TNHH Cơ điện Auto Vina
      Xuất bản ngày 07/09/2021.
      Lưu ý :Bài viết thuộc bản quyền của tác giả. Vui lòng không sao chép nội dung để quảng cáo riêng ! Hãy tự chia sẻ kiến thức của bạn với khách hàng và đồng nghiệp của bạn.
      [/mota][giaban]Giá: Miễn phí[/giaban]

      [tomtat] Hướng dẫn lập trình PLC Delta kết nối giải mã Encoder tuyệt đối hãng Omron E6CP-AG5C.

      Hướng dẫn đấu nối Absolute Encoder Omron E6CP-AG5C với PLC Delta DVP14SS211T.
      Sơ đồ đấu nối Encoder tuyệt đối 8 bit hãng Omron E6CP-A Series với PLC Delta.
      Cách giải mã tín hiệu Encoder tuyệt đối từ Gray code sang vị trí tuyết đối trong PLC.
      [/tomtat][mota]
      Lập trình PLC Delta đọc tín hiệu Encoder tuyệt đối E6CP-AG5C hãng Omron
      Kết nối Encoder Omron E6CP-AG5C với PLC Delta DVP14SS211T
      I. Phần mềm và thiết bị được sử dụng để thực hành hướng dẫn kết nối Absolute Encoder Omron với PLC Delta :
      • PLC Delta DVP14SS211T : phần mềm WPLSoft.
      • Cable PLC Delta USB-ACAB2A30 : USB to RS232 PLC Delta.
      • Nguồn DC 24V : Công suất 35W hoặc lớn hơn.
      • Absolute Encoder Omron E6CP-A Series : :
      II. Thông số kỹ thuật và sơ đồ đấu nối encoder Omron E6CP-AG5C :
      • Thông số Encoder E6CP-AG5C :
        • Nguồn cấp 12~24VDC
        • Độ phân giải 256, 8bit
        • Loại ngõ ra : Open-collector
        • Kiểu mã hóa : Gray code
        • Tần số đáp ứng lớn nhất : 5kHz
        • Tốc độ lớn nhất : 1000 vòng / phút
      • Sơ đồ đấu nối tín hiệu Absolute Encoder Omron E6CP-AG5C với PLC Delta :
        • Có tất cả 8 dây tín hiệu tương ứng với 8 ngõ ra đại diện cho từng bit trạng thái từ 2^0 đến 2^7 :
      Sơ đồ đấu nối tín hiệu và cấp nguồn cho Encoder Omron E6CP-AG5C với PLC Delta
      Sơ đồ đấu nối tín hiệu và cấp nguồn cho Encoder Omron E6CP-AG5C với PLC Delta
      • Để thuận tiện, quý khách hàng và các bạn tham khảo phần tài liệu hướng dẫn đấu nối, tổng hợp kiến thức cần trong Video "Lập trình PLC Delta đọc tín hiệu Absolute Encoder Omron E6CP-AG5C" bên dưới.
      III. Giới thiệu về bảng mã Gray code được sử dụng trong Absolute Encoder Omron E6CP-A Series  :
      Theo Wikipedia thì :
      • Mã nhị phân phản xạ, cũng được biết đến với tên gọi là mã Gray – đặt theo tên của Frank Gray, là một hệ thống ký số nhị phân, trong đó hai giá trị liên tiếp chỉ khác nhau một chữ số. Lúc đầu, mã nhị phân phản xạ được phát minh với mục đích ngăn ngừa tín hiệu ngõ ra không chính xác của các bộ chuyển mạch cơ điện. Ngày nay, mã Gray được sử dụng rộng rãi để sửa lỗi trong những phương tiện liên lạc bằng số, ví dụ như truyền hình kỹ thuật số mặt đất và một vài hệ thống truyền hình cáp.
      • Tên gốc “mã nhị phân phản xạ” được đưa ra dựa vào một tính chất của bảng mã Gray: các giá trị ở nửa sau của bảng mã có sự đối xứng với các giá trị ở nửa đầu của bảng mã theo thứ tự ngược lại, ngoại trừ bit cao nhất bị đảo giá trị. Tính chất đối xứng này vẫn đúng cho các bit thấp hơn trong mỗi nửa của bảng mã, trong mỗi phần tư của bảng mã, v.v.. Cách gọi thông dụng hiện nay -mã Gray - được đặt theo tên của nhà nghiên cứu Frank Gray làm việc ở phòng thí nghiệm Bell. Gray đã dùng mã này trong hệ thống thông tin mã xung của ông, trong một bằng sáng chế xin cấp vào năm 1947 (được cấp vào năm 1953). Thực ra, Gray không phát minh ra mã này, mà trong bằng sáng chế của mình,ông ta chỉ trích dẫn và gọi đó là “mã nhị phân phản xạ”.
      • Bảng trạng thái tín hiệu ngõ ra của Encoder E6CP-A series :
      Bảng trạng thái ngõ ra Absolute Encoder Omron E6CP-AG5C
      Bảng trạng thái ngõ ra Encoder Omron E6CP-AG5C

      Trình tự các trạng thái sẽ là :
      00000000 > 00000001 > 00000011 > 00000010 > ...  > 10000010 > 10000011 > 10000001 > 10000000

      IV. Thực hành lập trình PLC Delta đọc tín hiệu Absolute Encoder Omron E6CP-AG5C  :
      • Qúy khách hàng và các bạn tham khảo trục tiếp trong Video hướng dẫn "Lập trình PLC Delta đọc tín hiệu Absolute Encoder Omron E6CP-AG5C" bên dưới để hiểu rõ hơn về các nội dung phía trên và câu lệnh "GBIN" hoặc "DGBIN" được dùng trong PLC Delta.

      Biên soạn : ©Nguyễn Bá Quỳnh - Phòng kỹ thuật - Công ty TNHH Cơ điện Auto Vina
      Xuất bản ngày 24/06/2021.
      Lưu ý :Bài viết thuộc bản quyền của tác giả. Vui lòng không sao chép nội dung để quảng cáo riêng ! Hãy tự chia sẻ kiến thức của bạn với khách hàng và đồng nghiệp của bạn. Đừng lấy cắp bài viết của người khác về phục vụ việc quảng cáo cá nhân của bạn.
      [/mota][giaban]Giá: Miễn phí[/giaban]

      [tomtat] Hướng dẫn lập trình hệ điều khiển giám sát nhiệt độ dùng HMI DOP-107BV kết nối PLC Delta DVP10SX11R đọc tín hiệu nhiệt độ từ module DVP04PT-S. 

      Video clip hướng dẫn lập trình PLC Delta đọc giá trị nhiệt độ từ module nhiệt DVP04PT-S, DVP04TC-S.
      Cách đấu nối can nhiệt PT100, tài liệu hướng dẫn sử dụng Module PLC Delta DVP04PT-S, DVP06PT-S. [/tomtat][mota]
      1. Hình ảnh Module DVP04TC-S , PLC DVP14SS2 của hãng Delta Electronics :
      Ở bài viết và video trước, Phòng kỹ thuật công ty TNHH Cơ Điện Auto Vina đã thực hành việc ghép nối, lập trình PLC Delta DVP14SS211T , DVP14SS211R đọc tín hiệu nhiệt độ từ Module analog tín hiệu nhiệt độ DVP04TC-S, giải mã tín hiệu can nhiệt dạng K S R J.
      Sau đây, Công ty TNHH Cơ điện Auto Vina gửi tới quý khách hàng tham khảo thêm bài viết lập trình trọn gói bao gồm màn hình HMI Delta DOP-107BV hiển thị giám sát nhiệt độ từ PLC DVP10SX11R, PLC Delta sẽ ghép nối 2 module DVP04PT-S đọc tín hiệu analog từ 8 can nhiệt PT100 3 dây.
      • Màn hình HMI Delta DOP-107BV : màn hình cảm ứng 7 inch thuộc Series DOP-100.
      • PLC Delta DVP10SX11R : PLC Delta loại nhỏ gọn, tích hợp tín hiệu Analog input và Analog ouput.
      • Module DVP04PT-S có 4 kênh chuyển đổi tín hiệu điện trở nhiệt PT100 thành giá trị nhiệt độ. Có thể cùng lúc xem độ C và độ F.
      Hướng dẫn lập trình hệ điều khiển giám sát nhiệt độ dùng HMI PLC Delta kết nối module DVP04PT-S
      Hệ điều khiển giám sát nhiệt độ dùng HMI PLC Delta kết nối module DVP04PT-S

      2. Sơ đồ đấu nối tín hiệu cảm biến nhiệt độ về module DVP04TC-S :

      Ngõ vào cảm biến nhiệt độ dạng PT100 2 hoặc 3 dây :
      Sơ đồ đấu nối điện trở nhiệt PT100 vào module DVP04PT-S, DVP06PT-S
      Sơ đồ đấu nối điện trở nhiệt PT100 vào module DVP04PT-S, DVP06PT-S

      3. Lựa chọn loại cảm biến nhiệt độ :

       Module DVP04PT-S có thể nhận 5 loại cảm biến điện trở nhiệt Platinum resistor như sau :
      • PT100 : -180°C ~ 800°C
      • NI100 :  -80°C ~ 170°C
      • PT1000 : -180°C ~ 800°C
      • NI1000 : -10°C ~ 1,700°C
      Các phiên bản đời mới có thể nhận được thêm các loại điện trở nhiệt, cảm biến điện trở như sau :
      • LG-Ni1000 : -60 ~ 200°C
      • Cu100 : -50 ~ 150°C
      • Cu50 : -50 ~ 150°C
      Đối với các phiên bản DVP04PT-S V4.16 và DVP06PT-S V4.12 trở về sau thì có thêm 2 chế độ :
      • 0~300Ω : 0Ω ~ 320Ω
      • 0~300OΩ : 0Ω ~ 320OΩ
      4. Địa chỉ thanh ghi kết nối DVP04PT-S:
      Chúng ta chỉ cần quan tâm tới các thanh ghi sau để đọc được nhiệt độ từ cảm biến nhiệt gắn với Module :
      a. Thanh ghi số 1: 
      Gồm 16 bit nhị phân từ b0~b15, được chia như sau:
      • CH1 mode: b0 ~ b3, cài đặt chế độ ngõ vào kênh 1
      • CH2 mode: b4 ~ b7
      • CH3 mode: b8 ~ b11
      • CH4 mode: b12 ~ b15
      Ví dụ thiết lập giá trị cho kênh 1 :
      • 1. (0,0,0,0): Pt100 (default) 
      • 2. (0,0,0,1): Ni100 
      • 3. (0,0,1,0): Pt1000 
      • 4. (0,0,1,1): Ni1000 
      • 5. (0,1,0,0): LG-Ni1000 
      • 6. (0,1,0,1): Cu100 
      • 7. (0,1,1,0): Cu50 
      • 8. (0,1,1,1): 0~300 Ω 
      • 9. (1,0,0,0): 0~3000 Ω 
      • 10. (1,1,1,1)The channel is disabled.
      Chi tiết cách tính và quy đổi, quý khách hàng có thể xem thêm clip bên dưới của phòng kỹ thuật Auto Vina.

      b. Thanh ghi số 6, 7, 8, 9:
      Thanh ghi chứa giá trị nhiệt độ cho các kênh tương ứng CH1, CH2, CH3, CH4.
      Độ phân giải 0.1.
      Đối với module DVP06PT-S, chúng ta có thêm thanh ghi số 10, 11 dùng cho CH5 và CH6.

      5. Cách ghép nối vật lý và định địa chỉ Module : 
      • Đối với PLC Delta hoặc Mitsubishi, các module analog, module nhiệt độ, theo phòng kỹ thuật Công ty TNHH Cơ điện Auto Vina đã tìm hiểu và thực hành thì các module được tự động nhận địa chỉ theo vị trí module so với PLC.
      • Theo đó Module gần PLC nhất sẽ là K0, các module tiếp theo lần lượt là 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.
      6. Cấu trúc lệnh kết nối dữ liệu tới địa chỉ thanh ghi của Module : 
      • Lệnh viết dữ liệu xuống module analog : TO
      • Lệnh đọc dữ liệu từ module analog : FROM
      Dưới đây là clip hướng dẫn chi tiết các lập trình và đấu nối, kiểm tra, lập trình đọc tín hiệu cảm biến nhiệt độ từ module DVP04PT-S về PLC Delta DVP10SX11R sau đó hiển thị, giám sát trên màn hình cảm ứng HMI Delta DOP-107BV:


      Trên đây là toàn bộ nội dung thực hành lập trình hệ giám sát nhiệt độ dùng màn hình cảm ứng HMI Delta DOP-107BV kết nối PLC Delta DVP10SX11R truy xuất giá trị nhiệt độ từ hai module DVP04PT-S, giải mã tín hiệu nhiệt độ PT100.
      Nếu quý khách hàng cần thêm sự hỗ trợ xin vui lòng liên hệ qua Email, nhận xét trên Blog. ( Vui lòng xem kỹ tài liệu trước khi trao đổi với bộ phận kỹ thuật Auto Vina để cuộc trao đổi đạt kết quả tốt nhất ).

      Biên soạn : ©Nguyễn Bá Quỳnh - Phòng kỹ thuật - Công ty TNHH Cơ điện Auto Vina
      Xuất bản ngày 06/12/2020.
      Bài viết thuộc bản quyền của tác giả được Google xác nhận. Vui lòng không sao chép nội dung để quảng cáo riêng !
      [/mota] [giaban]Giá: miễn phí[/giaban]

      [tomtat] Hướng dẫn kết nối PLC Delta với màn hình cảm ứng HMI Delta DOP-B series qua cổng COM RS485 2 dây. Thực hành lập trình HMI Delta kết nối PLC Delta, các bước thiết lập cấu hình truyền thông trên HMI Delta và PLC Delta [/tomtat][mota]

      KẾT NỐI PLC DELTA DVP32ES200T/R VỚI MÀN HÌNH HMI DOP-B07S411

      Công ty TNHH Cơ điện Auto Vina xin gửi tới quý khách hàng bài viết tham khảo lập trình, thiết lập kết nối RS485 giữa màn hình cảm ứng 7 inch Delta HMI DOP-B07S411 vời series PLC DVP-ES2, model : DVP32ES200T, DVP32ES200R, DVP24ES200T, DVP24ES200R , ... và nhiều dòng khác tương tự.
      PHẦN I. CÁC BƯỚC THAO TÁC THỰC HIỆN:

      Bước 1: Cài đặt phần mềm DOPSoft để thiết kế giao diện màn hình HMI:
      Link tải phần mềm: DOPSoft 2.00.04
      Hình ảnh biểu tượng phần mềm DOPSoft trên máy tính sau khi cài đặt:

      [giaban]Giá: miễn phí [/giaban]
      [tomtat]Công ty Auto Vina kính gửi quý khách hàng bài viết hướng dẫn lập trình PLC Delta DVP14SS211R / DVP14SS211T đọc tín hiệu từ Encoder, sử dụng bộ đếm tốc độ cao High-Speed Counter C251
      [/tomtat]

      Đại lý bán PLC Delta DVP14SS211T / DVP14SS211R hàng chính hãng, giá rẻ
      PLC Delta DVP14SS211T
      [mota]

      HƯỚNG DẪN LẬP TRÌNH PLC DELTA ĐỌC TÍN HIỆU XUNG TỪ ENCODER

      MỞ ĐẦU :
      • Ứng dụng lập trình PLC nói chung và PLC Delta nói riêng có rất nhiều lệnh đặc biệt và các ứng dụng được tích hợp sẵn, thuận tiện cho việc lập trình điều khiển máy tự động trong công nghiệp. 
      • Một trong các ứng dụng được quan tâm nhiều và có một vị trí quan trọng trong các máy điều khiển tự động là chức năng đọc xung tốc độ cao từ các cảm biến, Encoder, ... Về ứng dụng Encoder có 3 kiểu ứng dụng khi đọc xung về PLC : 
        • Đọc xung đơn A hoặc B hoặc Z.
        • Đọc xung kép AB.
        • Đọc xung kép AB kèm thêm xung Z riêng.
      • Để đọc được các loại xung có tốc độ ( tần số xung ) cao, chúng ta cần lập trình sử dụng Counter đặc biệt trong PLC : High-Speed Counter. 
      • Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi vào việc sử dụng High-Speed Counter của PLC Delta DVP-SS2 Series, model: DVP14SS211T hoặc DVP14SS211R
      QÚA TRÌNH THỰC HIỆN : 

      Cài đặt phần mềm :
      Trước tiên chung ta cần cài phần mềm lập trình PLC Delta :
      WPLSoft phiên bản 2.35

      Link tải phiên bản mới : WPLSoft v2.41
      Phòng kỹ thuật Auto Vina đã test bản V2.42 nhưng có một số lỗi. Hiện tại quý khách hàng dùng bản V2.41 đã đầy đủ và hoàn toàn bình thường.
      Ngoài ra chúng ta có thể tải thử bản V2.45 trên trang chủ của hãng update ngày 21/06/2017 .

      Delta cũng có phiên bản dành cho các bạn quen với giao diện lập trình PLC Siemens là bản ISPSoft, các bạn có thể tham khảo thêm ở bài viết khác.

      Tài liệu PLC Delta :
      Tài liệu DVP14SS211T hoặc DVP14SS211R, quý khách tham khảo tại link :
      Hướng dẫn sử dụng PLC DVP-SS2

      Lựa chọn Encoder : 
      Ví dụ chúng ta có Encoder của hãng Maxwell electric: Loại ngõ ra Open Collector, NPN, chi tiết hình bên dưới.

      Sơ đồ các kiểu ngõ ra của Encoder
      Sơ đồ ngõ ra Encoder
      Lưu ý: Nguồn cấp Encoder là 24VDC, loại nguồn này sẽ tương thích với ngõ vào của PLC Delta, Mitsubishi và nhiều hãng khác.

      Hình ảnh mô phỏng xung Encoder:

      Biều đồ xung Encoder ngõ ra A, B, Z
      Biểu đồ xung Encoder
      Encoder thông thường sẽ có các ngõ ra xung A, B, Z. Một số loại đặc biệt sẽ có U, V, W.
      Ngõ ra xung A, B dùng để xác định số xung / vòng quay và kết hợp để xác định chiều quay.
      Ngõ ra xung Z để định vị số vòng quay, mỗi vòng sẽ có 1 vị trí xuất hiện xung Z, có thể dùng để xác định điểm gốc trên 1 vòng quay.

      Sơ đồ đấu nối Encoder tới PLC Delta: 
      Chú ý, trong ví dụ này chúng ta sẽ dùng bộ đếm xung A,B. Chưa sử dụng xung Z.

      Sơ đồ đấu nối Encoder vào PLC Delta
      Sơ đồ đấu nối Encoder vào PLC Delta
      Lập trình PLC Delta sử dụng High-Speed Counter :
      Bước 1: Khởi động chương trình phần mềm WPLSoft :

      Phần mềm lập trình cho PLC Delta WPLSoft 2.41
      Phần mềm WPLSoft 2.41
      Bước 2 : Khởi tạo chương trình mới, chọn loại PLC sử dụng, đặt tên file :
      Tạo file lập trình PLC Delta DVP14SS211T
      Tạo file lập trình PLC Delta
      Bước 3: Sử dụng chương trình theo mẫu tích hợp sẵn của Delta:

      • Trên thanh công cụ lựa chọn Wizard >> Program Example >> Generator >> High-Speed Counter :

      Chọn chức năng lập trình High Speed Counter trong PLC Delta
      Chọn chức năng lập trình High Speed Counter trong PLC Delta

      • Bảng thiết lập và tuỳ chọn cho High-Speed Counter hiện ra. 
      • Trong ví dụ này, chúng ta sẽ sử dụng chế độ High-Speed Counter 2-Phase Inputs , ngõ vào xung A là X0, ngõ vào Xung B là X1.
        Bảng lựa chọn cấu hình cho bộ đếm tốc độ cao PLC Delta
        Bảng lựa chọn cấu hình cho bộ đếm tốc độ cao PLC Delta
      • Counter sẽ thực thi ngay khi PLC được Run.
      • Chế độ đếm - Counting Mode : Normal Frequency , chế độ này bộ đếm sẽ đếm theo 1 xung ngõ vào, việc cấp xung A và B sẽ tính toán chiều quay của Encoder.
      • Sau khi lựa chọn, nhấn Next, chọn Finish ( Tạm thời chúng ta chưa nghiên cứu sâu vào các ứng dụng liên quan nên không tích chọn các mục khác ). 
      • Kết quả đoạn chương trình như sau :
        Chương trình PLC Delta đọc xung Encoder
        Chương trình PLC Delta đọc xung Encoder
      • Biên dịch chương trình và nạp xuống PLC :
        Chương trình lập trình cho PLC Delta đọc xung Encoder
        Chương trình lập trình cho PLC Delta đọc xung Encoder
      • Online và thực hiện xoay Encoder, chúng ta sẽ quan sát được Counter đếm tiến hoặc lùi theo chiều quay. 
      Chú ý: 
      Nếu chiều quay Encoder không phù hợp với quá trình đếm tiến hoặc lùi, để đơn giản vấn đề, chúng ta có thể thực hiện đảo hai tín hiệu xung A và B.
      Ứng dụng của bài toán lập trình PLC đếm xung Encoder: 
      Bài toán đếm xung Encoder có thể ứng dụng cho các chương trình điều khiển vị trí, điều khiển đo tốc độ, tính toán chiều dài dịch chuyển, tính góc xoay, vị trí cơ cấu cơ khí, làm cơ cấu CAM điện, ...
      Các ứng dụng thường gặp như : Thước điện tử, máy xén giấy, máy chấn tôn theo toạ độ, đo chiều dài trong máy cắt tôn, hệ máy sóng tôn, đếm số mét giấy, ...

      Hình ảnh thực tế :


      Bộ PLC Delta DVP14SS211T và Encoder của hãng Hanyoung Nux
      Chương trình PLC Delta đếm xung Encoder
      Chương trình PLC Delta đếm xung Encoder

      Biên soạn : © Nguyễn Bá Quỳnh - Phòng kỹ thuật Công ty TNHH Cơ Điện Auto Vina
      Bài viết gốc xuất bản ngày 28/04/2014 : Lập trình PLC Delta High-Speed Counter
      Bài viết mang tính chất tham khảo, mọi thắc mắc và trao đổi, quý khách ghé thăm blog có thể để lại lời nhắn trên blog hoặc gửi email hỗ trợ. Chân thành cảm ơn quý khách đã ghé thăm.
      [/mota]

      [giaban]Giá: miễn phí [/giaban]
      [tomtat]Công ty Auto Vina kính gửi quý khách hàng bài viết hướng dẫn lập trình PLC Delta DVP10SX11R điều khiển xuất tín hiệu analog thay đổi tần số biến tần ngõ vào 0~10VDC.
      [/tomtat]
      [hinhanh]

      Bộ điều khiển lập trình PLC Delta DVP10SX11R tích hợp tín hiệu analog vào ra
      PLC Delta DVP10SX11R
      [/hinhanh]
      [mota]

      HƯỚNG DẪN LẬP TRÌNH PLC DELTA ĐIỀU KHIỂN BIẾN TẦN BẰNG ANALOG

      Analog và Digital là hai từ trong thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành điện dùng để chỉ 2 loại tín hiệu điện trong kỹ thuật số là tín hiệu tương tự - liên tục và tín hiệu số - rời rạc.
      Công ty TNHH Cơ điện Auto Vina xin gửi tới quý khách hàng bài viết tham khảo lập trình PLC Delta DVP-SX Series Model DVP10SX11R / DVP10SX11T điều khiển xuất analog điện áp tuyến tính 0~10VDC thay đổi tốc độ - tần số của biến tần.
      DVP10SX11R/ DVP10SX11T là dòng PLC đặc biệt được tích hợp sẵn tín hiệu analog, khi lập trình sẽ không phải sử dụng các lệnh kết nối module, mọi thao tác chỉ cần thực hiện trên thanh ghi vùng nhớ đặc biệt riêng.
      Tham khảo thêm điều khiển analog Module DVP06XA-S tại link :
      Lập trình PLC Delta với Module Analog

      PHẦN I. THÔNG SỐ KỸ THUẬT PLC DVP10SX11R / DVP10SX11T :

      Xem chi tiết về PLC DVP10SX11T tại link "Bộ điều khiển lập trình PLC Delta DVP-SX series"
      Tổng quan thì PLC DVP-SX Series trên thị trường chỉ có loại CPU 10 I/O gồm 2 model là :
      • DVP10SX11R : 2 ngõ vào Digital, 2 ngõ ra relay, 2 ngõ vào analog, 2 ngõ ra analog.
      • DVP10SX11T : 2 ngõ vào Digital, 2 ngõ ra transistor điều khiển phát xung, 2 ngõ vào analog, 2 ngõ ra analog.
      Hình ảnh sản phẩm :

      Bộ điều khiển lập trình PLC Delta DVP10SX11R tích hợp tín hiệu analog vào ra
      PLC Delta DVP10SX11R
      Cấu hình analog PLC DVP10SX :
      Bảng cấu hình analog PLC Delta DVP10SX11R / DVP10SX11T

      => Với 02 ngõ ra analog, PLC DVP10SX có thể điều khiển tối đa 02 biến tần trong các giải pháp điều khiển thay đổi tần số bằng analog. Chúng ta sẽ đi vào ví dụ cụ thể do anh em kỹ thuật Công ty Auto Vina đã thực hiện với các bước dưới đây.

      PHẦN II. CÁC BƯỚC THAO TÁC THỰC HIỆN :

      Bước 1: Tải và cài đặt phần mềm lập trình cho PLC Delta :
      Link tải:
      WPLSoft V2.41 ( Bản này hiện chạy ổn định hơn các bản khác -  Kiểm tra ngày 01.01.2017 )
      Hình ảnh biểu tượng phần mềm WPLSoft trên máy tính được anh em kỹ thuật Công ty Auto Vina cài đặt với phiên bản WPLSoft V2.41:

      Phần mềm lập trình cho PLC Delta WPLSoft

      Bước 2: Khởi động chương trình WPLSoft V2.41 :
      Khởi động chương trình và tạo file thiết kế mới cho PLC DVP-SX series : Chọn File => New
      Sau đó đặt tên chương trình, chọn loại PLC, đặt tên file sẽ lưu trữ và nhấn OK
      Tạo file hướng dẫn lập trình PLC Delta DVP10SX
      Tạo file lập trình PLC Delta DVP10SX11R/DVP10SX11T
      Bước 3: Thanh ghi chứa giá trị số cần chuyển đổi sang analog :
      • Kênh ngõ ra CH0 : Giá trị số được lưu trong thanh ghi D1116, khi nạp giá trị số vào thanh ghi này, ngõ ra kênh CH0 sẽ có tín hiệu analog tương ứng với mức giá trị số đã nạp vào D1116.
      • Kênh ngõ ra CH1 : Giá trị số thanh ghi D1117, khi nạp giá trị số vào thanh ghi này, ngõ ra kênh CH1 sẽ có tín hiệu analog tương ứng với mức giá trị số đã nạp vào D1117.
      Bước 4: Tính toán giá trị trước khi lập trình soạn thảo code :
      • Giả sử biến tần cần điều khiển tần số từ 0.00 ~ 50.00Hz, và ở đây chúng ta sử dụng ngõ ra 0~10V từ PLC để điều chỉnh.
      • Với bảng cấu hình analog PLC trên phần số I, ngõ ra -10VDC~+10VDC sẽ tương ứng với giá trị số -2000~2000 cần nạp xuống thanh ghi điều khiển analog.
      • Như vậy với việc sử dụng tín hiệu 0~10V, chúng ta sẽ nạp giá trị số xuống thanh ghi tương ứng từ 0~2000, đấu nối đúng cực + / -.
      • Giả sử dùng kênh CH0 ngõ ra analog, chúng ta sẽ viết lệnh nạp giá trị xuống thanh ghi D1116.
        • Giá trị 0 tương ứng với 0VDC, biến tần nhận 0.00 Hz.
        • Giá trị 2000 tương ứng với 10VDC, biến tần nhận 50.00 Hz.
        • Thanh ghi nhập tần số 0~50Hz chúng ta chọn D0 trong PLC.
        • Thanh ghi tính kết quả giá trị số Digital chúng ta lưu tạm vào thanh ghi D10 trong PLC.
        • Khi D0 = 50 (Hz) => D10 cần bằng 2000, hàm ở đây là tuyến tính từ 0~2000 và trùng điểm 0Hz = 0 Digital.
        • Công thức cần lập : D10 = D0 x k40.
        • Sau khi tính toán, nạp kết quả D10 vào D1116.
      Bước 5: Viết code thiết lập trình cho PLC :
      Dòng 1:
      • Điều kiện thực hiện M1000 ( luôn luôn ON khi PLC RUN).
      • Lệnh nhân số nguyên thanh ghi D0 chứa tần số cần chạy từ 0~50Hz với hệ số chuyển độ K40, kết quả lưu vào thanh ghi D10.
      Dòng 2:
      • Nạp kết quả giá trị số đã tính toán vào thanh ghi điều khiển analog kênh ngõ ra CH0 D1116.
      Dòng 3:
      • Lệnh END, kết thúc chương trình chính. Lệnh này tự xuất hiện khi biên dịch thành công đoạn code đã soạn thảo.
      Hình ảnh chi tiết:
      Hướng dẫn lập trình analog PLC Delta tiếng Việt DVP10SX11R
      Code lập trình analog PLC DVP10SX11R
      Bước 6: Mô phỏng kết quả tính toán đã lập trình :
      Nạp thử giá trị tần số biến tần cần chạy là 10Hz, kết quả giá trị Digital cần nạp vào thanh ghi analog = k400.

      Hướng dẫn lập trình analog PLC Delta DVP10SX11T điều khiển thay đổi tốc độ biến tần.
      Nạp giá trị tần số cần chạy bằng 10Hz
      Hướng dẫn lập trình analog PLC Delta tiếng Việt DVP10SX11R điều khiển biến tần.
      Nạp giá trị tần số cần chạy bằng 35Hz
      Nạp thử giá trị tần số biến tần cần chạy là 35Hz, kết quả giá trị Digital cần nạp vào thanh ghi analog = k800.

      PHẦN III. SƠ ĐỒ KẾT NỐI TÍN HIỆU ANALOG:


      1. Sơ đồ kết nối tín hiệu analog của PLC DVP10SX11R / DVP10SX11T :
      PLC Delta DVP-SX do Công ty Auto Vina cung cấp bán ra thị trường sẽ có tài liệu đi kèm, trong đó sẽ có sơ đồ đấu nối tín hiệu analog ngõ ra như hình bên dưới:
      Sơ đồ dấu nối analog ngõ ra DVP10SX11R, hướng dẫn đấu nối analog ngõ PLC Delta DVP-SX
      Sơ đồ analog ngõ ra DVP10SX11R
      Lưu ý : Nếu sử dụng tín hiệu Analog 0~20mA, chúng ta đấu nối theo sơ đồ Current output và sử dụng đoạn code trên không cần thay đổi. Nhưng với tín hiệu 4~20mA, chúng ta cần lập công thức tính toán lại.

      2. Sơ đồ kết nối tín hiệu analog 0~10VDC điều khiển tần số biến tần :
      Với ví dụ này, Công ty Auto Vina sẽ thực đấu nối vào biến tần VFD-M của hãng Delta.
      Link chi tiết biến tần VFD-M của hãng Delta
      Hình ảnh một số biến tần Delta trong series VFD-M biến tần VFD022M23A và VFD007M21A:
      Biến tần Delta nguồn 1P 220Vac VFD007M21A chuyên dụng cho băng tải, máy khuấy trộn.
      Biến tần Delta VFD075M21A
      Sơ đồ đấu nối ngõ vào điều khiển tần số biến tần :
      Sơ đồ đấu nối biến tần Delta VFD-M, hướng dẫn đấu nối điều khiển biến tần Delta
      3. Sơ đồ kết nối tín hiệu analog 0~10VDC từ PLC sang điều khiển tần số biến tần :
      Tổng kết từ hai sơ đồ trên chúng ta sẽ nối cable tín hiệu analog chống nhiễu từ PLC sang biến tần như sau:
      • Chân COM trên kênh Analog ngõ ra CH0 của PLC sẽ nối sang chân GND trên cầu đấu điều khiển của biến tần, đây là dây 0V.
      • Chân V+ trên kênh Analog ngõ ra CH0 của PLC sẽ nối sang chân AVI trên cầu đấu điều khiển của biến tần.
      4. Thông số cài đặt biến tần VFD-M :
      Để hoàn tất việc ví dụ này, chúng ta không thể thiếu việc cài đặt lựa chọn lệnh điều khiển tần số của biến tần. Với VFD-M, thông số thiết lập là :
      Pr.00 :Source of Frequency Command ( Nguồn lệnh điều khiển tần số ) với các lựa chọn :
      • 00: Master frequency determined by digital keypad (LC-M02E) : Điều khiển thay đổi tần số chạy bằng nút nhấn tăng giảm tích hợp trên biến tần.
      • 01: Master frequency determined by 0 to +10 V input on AVI terminal with jumpers : Điều khiển tần số biến tần bằng tín hiệu 0~10 V ngõ vào AVI.
      • 02: Master frequency determined by 4 to 20mA input on ACI terminal with jumpers : Điều khiển tần số biến tần bằng tín hiệu 4~20mA ngõ vào ACI.
      • 03: Master frequency determined by RS-485 Communication port : Điều khiển tần số biến tần bằng tín hiệu truyền thông RS485.
      • 04: Master frequency determined by potentiometer on digital keypad : Điều khiển tần số biến tần bằng biến trở tích hợp trên bàn phím biến tần.
      => Để biến tần nhận tín hiệu analog từ PLC là 0~10V và biến đổi thành lệnh điều khiển thay đổi tần số, chúng ta đặt Pr.00 = 01. Mặc định biến tần thường để = 00.

      Trên đây là toàn bộ ví dụ hướng dẫn cách thực hiện điều khiển tần số biến tần Delta VFD-M từ PLC DVP10SX11R / DVP10SX11T. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo nhưng hoàn toàn có thể ứng dụng thực tế. Quý khách hàng và các bạn có thể thực hiện.

      Biên soạn : © Nguyễn Bá Quỳnh - Phòng kỹ thuật Công ty TNHH Cơ Điện Auto Vina
      Ngày 01/01/2017
      [/mota]

      [giaban]Giá: miễn phí
      [/giaban]
      [tomtat] Công ty Auto Vina kính gửi quý khách hàng bài viết hướng dẫn lập trình màn hình HMI Delta DOP-B07S411 kết nối RS485 với PLC Delta DVP32ES200T hoặc DVP32ES200R và các model DVP-ES2.
      Bài viết sẽ trình bày các bước cơ bản để thiết lập cấu hình truyền thông giữa màn hình cảm ứng HMI Delta DOP-B với PLC Delta DVP-ES2.
      Ứng dụng thực hiện trên HMI DOP-B07S411 và PLC DVP32ES200T.
      [/tomtat]
      [kythuat]
      [hinhanh]

      Màn hình cảm ứng HMI Delta DOP-B07S411
      [/hinhanh]
      [/kythuat]
      [mota]

      Công ty TNHH Cơ điện Auto Vina xin gửi tới quý khách hàng bài viết tham khảo lập trình, thiết lập kết nối RS485 giữa màn hình cảm ứng 7 inch Delta HMI DOP-B07S411 vời series PLC DVP-ES2, model : DVP32ES200T, DVP32ES200R, DVP24ES200T, DVP24ES200R , ... và nhiều dòng khác tương tự.

      PHẦN I. CÁC BƯỚC THAO TÁC THỰC HIỆN:

      Bước 1: Cài đặt phần mềm DOPSoft để thiết kế giao diện màn hình HMI:
      Link tải phần mềm: DOPSoft 2.00.04
      Hình ảnh biểu tượng phần mềm DOPSoft trên máy tính sau khi cài đặt ( thực hiện trên Laptop phòng kỹ thuật Công ty TNHH Cơ Điện Auto Vina ) :
      Hướng dẫn lập trình, tải phần mềm lập trình màn hình cảm ứng HMI Delta
      Bước 2: Khởi động chương trình DOPSoft 2.00.04 :
      Khởi động chương trình và tạo file thiết kế mới cho màn hình DOP-B07S411 : Chọn File => New...

      Tạo thiết kế lập trình HMI Delta, hướng dẫn lập trình man hinh cam ung hmi delta


      Chọn Model màn hình đang sử dụng, ở đây là DOP-B07S411, đặt tên cho thiết kế, đặt tên cho màn hình số 1:

      Hướng dẫn chọn Model lập trình cho màn hình cảm ứng HMI Delta

      Chọn xong model, nhấn Next để qua bước tiếp theo. Phần này để sử dụng đường truyền RS485 hai dây giữa PLC và màn hình HMI, chúng ta sẽ tích chọn Connection cổng COM2 và đặt tên cho kết nối, chọn loại thiết bị kết nối, thiết lập các thông số đường truyền. Làm tương tự trong hình chúng ta có :
      Địa chỉ PLC = 1, giao thức RS485, thông số đường truyền : 7E1 , tốc độ truyền 9600.


      Hướng dẫn lập trình kết nối HMI Delta với PLC Delta

      Nhấn Finish để hoàn thành thao tác.

      Bước 3: Ví dụ tạo nút SET  và RESET bit M0 của PLC :
      Kích chuột phải lên phần nền màn hình 1, chọn Button => Set hoặc Reset để tạo ra nút nhấn Set hoặc Reset.
      Hướng dẫn tạo nút SET và RESET trên HMI Delta DOP-B07S411

      Vẽ nút lên nền màn hình và kích chọn lên để nhập địa chỉ kết nối cho nút. Ở đây chúng ta chọn kết nối qua đường truyền đã đặt tên ở trên là ES2, Loại thiết bị là M0 :

      Lập trình man hinh cam ung HMI Delta chon cong ket noi, hướng dẫn lập trình chọn cổng kết nối HMI Delta

      Nhấn Enter để hoàn thành thao tác.

      Chú ý : 
      Tham khảo thêm về thiết kế giao diện HMI ở hai bài viết sau do Công ty TNHH Cơ Điện Auto Vina biên soạn:



      Bước 4: Lưu file thiết kế HMI
      Chọn File => Save hoặc Save As. Chọn vị trí và tên file sẽ lưu.

      Hướng dẫn lập trình thiết kế giao diện HMI Delta

      Chúng ta đã thiết lập xong thông số truyền thông RS485 trên cổng COM2 của màn hình DOP-B07S411, khi có thiết bị, chúng ta có thể mở lại file và biên dịch và nạp xuống màn hình theo đúng model đã chọn. Để hoàn thiện bài toán, chúng ta sẽ đi vào tính toán, lâp trình cho PLC DVP-ES2.

      Bước 5: Tải và cài đặt phần mềm lập trình cho PLC Delta:
      Link tải:
      Hình ảnh biểu tượng phần mềm WPLSoft trên máy tính được anh em kỹ thuật Công ty Auto Vina cài đặt với phiên bản WPLSoft V2.41:

      Phần mềm lập trình cho PLC Delta WPLSoft

      Bước 6: Khởi động chương trình WPLSoft V2.41 :
      Khởi động chương trình và tạo file thiết kế mới cho PLC DVP-ES2 series : Chọn File => New
      Sau đó đặt tên chương trình, chọn loại PLC, đặt tên file sẽ lưu trữ và nhấn OK

      Tạo file hướng dẫn lập trình PLC Delta

      Bước 7: Truy cập bảng tính quy đổi thiết lập truyền thông thành giá trị nạp vào thanh ghi :
      Chọn mục Help => Auxiliary Editing => Protocol <=> Setting Code

      Hướng dẫn cài đặt lập trình truyền thông PLC Delta
      Bảng tính sẽ hiện ra như sau:
      Tiến hành lựa chọn thông số cho giống với phần đã thiết lập trên HMI, ghi nhớ kết quả để viết code nạp giá trị này vào thanh ghi thiết lập truyền thông RS485 trong D1120:
      Hướng dẫn lập trình thiết lập cấu hình truyền thông PLC Delta

      Bước 8: Viết code thiết lập truyền thông RS485 cho PLC :
      Các thông số cần nạp:
      D1121 = K1 ( chữ K thể hiện giá trị nạp vào là số nguyên ), địa chỉ truyền thông của PLC, giống với thiết lập trên HMI.
      D1120 = H86 ( chữ H thể hiện giá trị nạp vào là Hexa ) , giá trị này được tính theo bảng ở bước số 7.
      D1129 = K1000 , đây là giá trị tính bằng mili giây, là thời gian tối đa khi bị ngắt kết nối truyền thông do nhiễu hoặc bất kỳ sự cố nào khiến PLC và HMI không nhận được tín hiệu của nhau.
      M1120 , đây là cờ nhớ cho phần thiết lập, mỗi khi nạp thông số truyền thông xong, bit này cần ON để lưu lại các giá trị đã đặt.

      Code lập trình thiết lập cấu hình truyền thông PLC Delta

      PHẦN II. ĐẤU NỐI DÂY KẾT NỐI TRUYỀN THÔNG RS485:
      1. Sơ đồ đấu nối trên DOP-B07S411:
      - Một màn hình HMI-Delta DOP-B07 do Công ty TNHH Cơ Điện Auto Vina cung cấp được thiết kế sẽ có các tuỳ chọn bên dưới :
      Sơ đồ kết nối HMI Delta với PLC Delta, hướng dẫn kết nối màn hình HMI Delta với PLC Delta

      Về kết nối dữ liệu DOP-B07S411 sẽ có : 
      USB, COM1, COM2 ( COM2 + COM3 ).
      - Đối với HMI, ngoài cấp chân cấp nguồn 24VDC, chúng ta quan tâm chính tới các cổng kết nối.
      Sơ đồ chân cổng COM màn hình HMI Delta DOP-B, hướng dẫn tự hàn cable kết nối PLC Delta với màn hình DOP-B

      Từ sơ đồ các Pin ở trên, chúng ta có thể tạo ra nhiều Cable kết nối truyền thông với nhiều chuẩn kết nối khác nhau.
      2. Sơ đồ đấu nối truyền thông giữa DOP-B07S411 với DVP32ES2:
      - Chúng ta sử dụng chuẩn truyền thông RS485.
      - Lựa chọn COM2.
      - Sơ đồ nối dây truyền thông :
      PLC COM2 ------------------------------ HMI COM2
             D-                          -                       6         D-
             D+                         -                       1         D+
      ------------------------------------------------------
      Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, mọi vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện, quý khách hàng và bạn bè cần tham khảo thêm, xin vui lòng để lại comments hoặc gửi mail tới địa chỉ hòm thư Gmail trên Blog.

      Biên soạn : © Nguyễn Bá Quỳnh - Phòng kỹ thuật Công ty TNHH Cơ Điện Auto Vina
      [/mota]

      Lên đầu trang