[tomtat] Màn hình cảm ứng HMI hãng MCGS kích thước 12.1 inch model TPC1261Hi.
Đại lý bán màn hình cảm ứng MCGS TPC1261Hi tại Việt Nam
[/tomtat][mota]
Phần mềm thiết kế giao diện và tài liệu hướng dẫn lập trình cho màn hình
cảm ứng tích hợp PLC hãng MCGS quý khách hàng có thể tải trực tiếp trên
trang chủ của hãng hoặc liên hệ bộ phận kỹ thuật Công ty TNHH cơ điện Auto
Vina.
Video giới thiệu sản phẩm màn hình cảm ứng HMI MCGS TPC1561Hi, Model này có
thiết kế tương đồng với MCGS TPC1261Hi :
[/mota][giaban]Giá: liên hệ[/giaban]
[tomtat] Tấm cảm ứng thay thế cho màn hình HMI hãng MCGS Trung Quốc TPC1261Hi,
TPC1261Hii 12.1 inch.
Đại lý tấm kính cảm ứng, trung tâm sửa chữa màn hình HMI MCGS TPC7062KT,
TPC7062TI, TPC7062TD, TPC7062TX, TPC1061TI, TPC1061TD, TPC1061TX, TPC1061HN,
TPC1561HI, TPC1162HI, TPC1261Hi, TPC7022Ni, TPC7022Nt, TPC1021Nt, TPC1031Ni,
TPC1431Ni, TPC1231Ni, TPC1531Ni, TPC1530Ni.
[/tomtat][mota]
Tấm cảm ứng màn hình HMI MCGS TPC1261Hi 12.1 inch
LCD 12.1 inch màn hình cảm ứng MCGS TPC1261Hi
Main board HMI MCGS TPC1261Hi
Thông tin model và kích thước màn hình cảm ứng HMI MCGS TPC1261Hi :
Nguồn cấp : 24VDC.
Công suất : 13W
Độ phân giải : 1024x768
Độ sáng LCD : 300cd/m2
LCD 12.1 inch, chuẩn TFT, 65535 màu.
Bộ nhớ : 512M.
Tích hợp cổng nạp dữ liệu USB, USB Host, Ethernet, RS232 / RS485.
Hướng dẫn Lập trình PLC Delta DVP14SS211R truyền thông Modbus với nhau qua
cổng RS485. Hướng dẫn thiết lập cấu hình giao thức Modbus ASCII trong PLC
Delta.
Bảng địa chỉ Modbus Address trong PLC Delta.
Hướng dẫn sử dụng lệnh Modbus MODRD đọc giá trị từ PLC Slave về PLC Master.
Hướng dẫn sử dụng lệnh Modbus MODWR truyền giá trị từ PLC Master sang PLC
Slave.
[/tomtat][mota] TÀI LIỆU KỸ THUẬT | lập trình TRUYỀN THÔNG MODBUS RS485 giữa các plc delta
với nhau
Kết nối Modbus RS485 giữa các PLC Delta điều khiển liên kết từ xa chéo
nhau
MỞ ĐẦU :
Với ứng dụng kết nối truyền thông Modbus PLC Delta, Auto Vina đã cho ra
nhiều Video và bài viết cụ thể để quý khách hàng tham khảo. Hôm nay chúng ta
sẽ đi vào chi tiết hơn và thực hành ghép nối song song nhiều PLC Delta.
Mục tiêu của bài thực hành sẽ là dùng ngõ vào của PLC thứ nhất làm Master,
điều khiển ngõ ra của PLC thứ hai làm Slave và ngược lại.
VẬT TƯ CẦN CHUẨN BỊ ĐỂ THỰC HIỆN : 1. Bộ điều khiển lập trình PLC Delta :
Chúng ta sử dụng hai PLC Delta DVP14SS211R hoặc tất cả các model DVP Series
khác có hỗ trợ cổng truyền thông Modbus RS485.
2. Vật tư phụ :
Nút nhấn hoặc chuyển mạch.
Đèn, còi báo loại 24VDC.
Nguồn 24VDC để cấp cho PLC và tín hiệu điều khiển.
Dây kết nối để đấu nối tín hiệu điều khiển, tín hiệu RS485.
1. Sơ đồ đấu nối tín hiệu điều khiển và tín hiệu truyền thông RS485 giữa
hai PLC DeltaDVP14SS211R :
Dưới đây là sơ đồ đấu nối cho ví dụ thực hành hôm nay :
Sơ đồ thực hành ghép nối Modbus điều khiển song song hai PLC Delta
DVP14SS211R
2. Lệnh lập trình PLC Delta truyền thông Modbus truyền và nhận dữ liệu
:
Để hiểu hơn về mạng truyền thông công nghiệp với giao thức Modbus quý khách
hàng và các bạn kỹ thuật có thể tham khảo tài bài viết :
Mạng truyền thông Modbus
Lệnh lập trình truyền thông Modbus trong PLC Delta thường sử dụng các lệnh
hỗ trợ sẵn cấu hình giao thức như : Read Modbus data MODRD, Write Modbus
Data MODWR, MODBUS Read/ Write MODRW.
Trong bài viết này chúng ta sẽ sử dụng 2 lệnh sau :
Cấu trúc lệnh đọc, nhận dữ liệu qua truyền thông Modbus RS485 PLC Delta :
MODRD S1 S2 n
Lệnh truyền thông đọc, nhận dữ liệu qua cổng RS485 của PLC Delta
Cấu trúc lệnh truyền, gửi dữ liệu qua truyền thông Modbus RS485 PLC Delta :
MODWR S1 S2 n
Lệnh truyền thông truyền, gửi dữ liệu qua cổng RS485 của PLC Delta
3. Hướng dẫn lập trình PLC Delta ghép nối song song điều khiển từ xa qua
Modbus RS485 ASCII :
Thiết lập địa chỉ truyền thông, cấu hình giao thức truyền thông Modbus
RS485 cho từng PLC Delta.
Tạo hàm quét lệnh truyền thông Modbus theo một trong các cách sau :
Dùng Timer để truy xuất lần lượt các lệnh truyền thông theo từng khoảng
thời gian và lập lại chu kỳ lệnh khi quét hết 1 vòng lệnh.
Dùng bộ đếm Counter kết hợp Timer để thực hiện lần lượt các lệnh.
Dùng cờ báo trạng thái truyền thông kết hợp bộ đếm để khởi tạo lần lượt
lệnh truyền thông.
Ghép nối tín hiệu ngõ vào thành vùng nhớ dữ liệu và lấy dữ liệu chuyển
thành tín hiệu ngõ ra.
Gửi yêu cầu truyền thông và viết lệnh truyền thông cho từng yêu cầu :
Với PLC Master : dùng lệnh đọc và ghi giá trị qua Modbus để truyền nhận
dữ liệu tới địa chỉ vùng nhớ được chọn trong PLC Slave.
Hoàn tất quá trình nhận dữ liệu và kiểm soát cờ báo truyền thông thành
công. Hiển thị lỗi kết nối truyền thông khi có sự cố kết nối RS485.
Để trực quan hơn, xin mời quý khách hàng cùng các bạn tham khảo Video hướng
dẫn bên dưới đây.
Clip hướng dẫn lập trình PLC Delta thực hiện truyền thông RS485 giao thức
Modbus ASCII gửi và nhận dữ liệu để điều khiển chéo nhau giữa các PLC Delta
:
Trên đây là toàn bộ nội dung và clip hướng dẫn lập trình PLC Delta truyền thông
Modbus RS485 ghép nối song song điều khiển khóa chéo nhau. Bài viết do Phòng kỹ
thuật Công ty TNHH Cơ Điện Auto Vina tự soạn thảo và thực hiện.
Vui lòng không copy nội dung để đăng tải với mục đích quảng cáo riêng. Cảm ơn
quý khách hàng và các bạn đã ghé thăm Website.
( Xuất bản 16.06.2021 )
[tomtat] Hướng dẫn sửa chữa thay thế tấm kính cảm ứng màn hình HMI Delta
DOP-107BV.
Hướng dẫn và System Menu hiệu chỉnh - Touch Recalibrate - Touch Panel
calibration HMI Delta.
Hướng dẫn truy cập vào danh mục hệ thống System Menu HMI Delta DOP-100 Series.
[/tomtat][mota]
Tấm kính cảm ứng và mặt dán bảo vệ màn hình HMI Delta 7 inch DOP-100
Series
Một số model màn hình cảm ứng HMI Delta trên thị trường :
Phần mềm lập trình thiết kế giao diện cảm ứng cho màn hình HMI Delta :
Quý khách hàng có thể tải trên trang của Auto Vina hoặc trực tiếp trang của
hãng Delta Electronics gồm các phiên bản như sau :
TPEditor V1.98.08 : hãng công bố ngày 13/02/2023, dùng cho các loại màn
hình phím bấm và màn hình cảm ứng phiên bản TextPanel, màn hình biến tần
: TP02G-AS1, TP04G-AS2, TP04G-AL-C, TP04G-AL2, TP04G-BL-C, TP08G-BT2,
TP04P Series, TP70P Series, VFD-C Keypad.
DOPSoft V4.00.16.30 : hãng công bố ngày 17/05/2023, dùng cho các loại màn
hình DOP-100 Series và DOP-Handheld Series.
DOPSoft 2.00.07 : hãng đã ngưng ra phiên bản mới, dùng cho các loại màn
hình DOP-B series, HMC Series, DOP-W Series, DOP-H Series.
Screen Editor 1.05.86 : hãng đã ngưng sản phẩm này từ lâu nhưng hiện vẫn
còn trên máy cũ, gồm các phiên bản DOP-A Series, DOP-AE Series, DOP-AS
Series.
ScrEdit 2.00.23 Build 2011 : đây là phiên bản dùng cho một số dòng DOP-B
Series đời cũ hơn, sau đó hãng đã thay bằng phiên bản DOPSoft 2.00.07.
Các bước thực hiện thay tấm kính cảm ứng màn hình HMI Delta :
Bước 1 : Chúng ta tiến hành kiểm tra hiện trạng màn hình.
Bước 2 : Tháo vỏ nhựa mặt sau lưng của màn hình HMI, tháo dây cảm ứng cũ và
gắn dây nối dài cho cảm ứng mới để thử tấm kính cảm ứng trước khi thay thế.
Bước 3 : Gắn thử cảm ứng mới vào dây nối dài, đặt đè lên mặt trước rồi cấp
lại nguồn cho màn hình.
Bước 4 : Chờ màn hình khởi động xong thì bấm kiểm tra thử, nếu cảm ứng nhận
chuẩn hoặc gần chuẩn thì có thể tiến hành bước tiếp theo. Nếu lệch nhiều thì
có thể phải hiệu chỉnh thử, đề phòng do lỗi phần cứng trên mạch điện tử.
Bước 5: Thực hiện tháo cảm ứng cũ ra khỏi màn hình :
Tháo cable cảm ứng ra khỏi mạch.
Tháo toàn bộ khung nhôm có gắn bo mạch và LCD của màn hình ra ngoài.
Bóc lớp mặt nạ phía trước màn hình.
Sấy ấm bằng máy sấy hoặc khò nhiệt cho nóng ấm màn hình để lớp keo bên
dưới tấm cảm ứng có độ nhả, dễ bóc.
Tiền hành tháo dần từ 1 góc tấm cảm ứng cũ rồi theo đó gỡ bỏ hoàn toàn tấm
cảm ứng cũ.
Vệ sinh lại toàn bộ khung nhựa.
Bước 6 : Tiến hành lắp tấm cảm ứng mới vào khung :
Đặt thử tấm cảm ứng mới vào khung nhựa và căn vị trí.
Bóc lớp bóng bảo vệ bên dưới và lớp giấy cho phần băng keo hai mặt.
Gắn cố định tấm cảm ứng lên khung nhựa cho đúng vị trí đã căn chỉnh.
Bước 7 : Vệ sinh và gắn lại phần khung có bo mạch và LCD của màn hình vào.
Bước 8 : Gắn lại dây cảm ứng và tiến hành lắp lại vỏ lưng của màn hình.
Bước 9 : Cấp nguồn và thử lại tấm cảm ứng mới. Nếu vẫn hoạt động thì chuyển
sang bước tiếp theo.
Bước 10 : Gắn mặt dán bảo vệ mới :
Tắt nguồn màn hình.
Đặt thử mặt nạ mới để căn vị trí cho chuẩn.
Bóc lớp bóng bảo vệ bên ngoài của tấm cảm ứng.
Bóc bỏ lớp bóng bảo vệ mặt dưới và giấy của băng keo ở mặt nạ cảm ứng mới.
Đặt mặt bóng bảo vệ vào khung, căn 1 góc rồi theo cạnh đó căn sang góc thứ
2. Khi khớp với vị trí đã căn thì theo đó thả nhẹ cho tấm bóng dán dần ra
cạnh và góc còn lại.
Dùng khăn để đè lên mặt bóng kéo từ trong ra ngoài để mặt nạ dán lên khung
cho căng đều.
Bước 11 : Hoàn tất quá trình :
Cấp nguồn lại cho màn hình và vào System Menu của HMI.
Chọn tới phần hiệu chỉnh cảm ứng. Nếu cảm ứng quá lệch, khó bấm vào thì có
thể dùng chuột máy tính để kết nối cổng USB và bấm chọn tới phần System
Setting trong System Menu để vào phần hiệu chỉnh cảm ứng Touch Panel,
trong đó có hiệu chỉnh lực bấm, độ trễ và Calibration để căn chỉnh lại cho
cảm ứng chuẩn vị trí bấm.
Vào được phần hiệu chỉnh thì bấm lên cảm ứng lần lượt theo các vị trí chỉ
định. Sau đó bấm tiếp các vị trí kiểm tra theo yêu cẩu của màn hình. Nếu
thành công, màn hình sẽ thoát ra ngoài. Chúng ta chọn Home để thoát hoàn
toàn.
Mọi thứ hoạt động tốt thì tiến hành tắt nguồn và gắn lại bộ ốc vít mặt
lưng cho màn hình.
Cấp nguồn lại và quay video hiện trạng trước khi bàn giao cho khách hàng.
Để thuận tiện hơn, phòng kỹ thuật Công ty Auto Vina đã quay clip hướng dẫn
thực hiện quá trình thao tác sửa chữa, thay thế tấm kính cảm ứng màn hình HMI
Delta trên model DOP-107BV 7.0 inch. Video clip được đăng trên kênh Youtube và
Facebook của Auto Vina, quý khách hàng có thể xem và đăng ký theo dõi kênh tại
địa chỉ :
Phần mềm lập trình thiết kế giao diện cảm ứng cho màn hình Simatic HMI
Siemens :
Quý khách hàng tải gói phần mềm TIA Portal trên Google hoặc trang chủ của
hãng Siemens.
Các bước thực hiện thay tấm kính cảm ứng màn hình Simatic HMI Siemens KTP1200
Basic :
Bước 1 : Chúng ta tiến hành kiểm tra hiện trạng màn hình.
Bước 2 : Tháo vỏ nhựa mặt sau lưng của màn hình HMI, tháo dây cảm ứng cũ và
gắn dây nối dài cho cảm ứng mới để thử tấm kính cảm ứng trước khi thay thế.
Bước 3 : Gắn thử cảm ứng mới vào dây nối dài, đặt đè lên mặt trước rồi cấp
lại nguồn cho màn hình.
Bước 4 : Chờ màn hình vào System Menu thì bấm thử. Nếu cảm ứng nhận thì
chúng ta tiến hành bước tiếp theo.
Bước 5: Thực hiện tháo cảm ứng cũ ra khỏi màn hình :
Tháo toàn bộ cable gắn trên main gồm : cable LCD, Cable Touch, Cable
Keypad.
Tháo toàn bộ khung nhôm có gắn bo mạch của màn hình ra ngoài.
Tháo khung giữ LCD và nhấc LCD ra khỏi khung mà hình. Lúc này chỉ còn
khung phía trước và mặt cảm ứng.
Bóc lớp mặt nạ phía trước màn hình.
Sấy ấm bằng máy sấy hoặc khò nhiệt cho nóng ấm màn hình để lớp keo bên
dưới tấm cảm ứng có độ nhả, dễ bóc.
Tiền hành tháo dần từ 1 góc tấm cảm ứng cũ rồi theo đó gỡ bỏ hoàn toàn tấm
cảm ứng cũ.
Vệ sinh lại toàn bộ khung nhựa.
Bước 6 : Tiến hành lắp tấm cảm ứng mới vào khung :
Đặt thử tấm cảm ứng mới vào khung nhựa và căn thử vị trí.
Bóc lớp bóng bảo vệ bên dưới và lớp giấy cho phần băng keo.
Gắn chính thức tấm cảm ứng lên khung nhựa cho đúng vị trí đã căn.
Bước 7 : Vệ sinh và gắn lại LCD, gắn khung giữ LCD.
Bước 8 : Gắn khung phía sau kèm bo mạch chủ vào khung phía trước, chú ý các
dây LCD, Touch, Keypad. Gắn xong thì gắn tạm vỏ lưng vào.
Bước 9 : Cấp nguồn và thử lại tấm cảm ứng mới. Nếu vẫn hoạt động thì chuyển
sang bước tiếp theo.
Bước 10 : Gắn mặt bảo vệ mới :
Tắt nguồn màn hình.
Đặt thử mặt nạ mới để căn vị trí cho chuẩn.
Bóc lớp bóng bảo vệ bên ngoài của tấm cảm ứng.
Bóc bỏ lớp bóng bảo vệ mặt dưới và giấy của băng keo ở mặt nạ cảm ứng mới.
Đặt mặt bóng bảo vệ vào khung, căn 1 góc rồi theo cạnh đó căn sang góc thứ
2. Khi khớp với vị trí đã căn thì theo đó thả nhẹ cho tấm bóng dán dần ra
cạnh và góc còn lại.
Dùng khăn để đè lên mặt bóng kéo từ trong ra ngoài để mặt nạ dán lên khung
cho căng đều.
Bước 11 : Hoàn tất quá trình :
Cấp nguồn lại cho màn hình và vào System Menu của HMI.
Chọn tới phần hiệu chỉnh cảm ứng. Nếu cảm ứng quá lệch, khó bấm vào thì có
thể dùng chuột máy tính để kết nối cổng USB và bấm chọn tới phần Touch để
vào phần hiệu chỉnh.
Vào được phần hiệu chỉnh thì bấm lên cảm ứng lần lượt theo các vị trí chỉ
định. Hoàn thành xong thì thoát ra và thử lại trong chương trình vận hành
của khách hàng.
Mọi thứ hoạt động tốt thì tiến hành tắt nguồn và gắn toàn bộ ốc vít mặt
lưng cho màn hình.
Cấp nguồn lại và quay video hiện trạng xác nhận với khách hàng rồi bàn
giao.
Để thuận tiện hơn, phòng kỹ thuật Công ty Auto Vina đã quay clip hướng dẫn
thực hiện quá trình thao tác sửa chữa, thay thế tấm kính cảm ứng màn hình
SIMATIC HMI Siemens trên model KTP1200 Basic. Video clip được đăng trên kênh
Youtube và Facebook của Auto Vina, quý khách hàng có thể xem và đăng ký theo
dõi kênh tại địa chỉ :